Nhiều bất cập trong quản lý bán hàng qua facebook

Chia sẻ

“Vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người mua hàng trên trang facebook “Hàng nhập khẩu EU” hiện đã được cơ quan công an TP Hà Nội vào cuộc xử lý. Từ sự việc này cho thấy, có quá nhiều "lỗ hổng" mà các đối tượng lợi dụng để lừa đảo công khai trên mạng "qua mặt" các cơ quan chức năng.

Bị phát giác vẫn… tiếp tục lừa đảo

Bắt đầu từ tháng 4/2022, một số nạn nhân sau khi đặt mua hàng trên trang facebook “Đồ bếp nhập khẩu EU” nhưng không nhận được hàng đã lên tiếng, phản ánh nghi vấn bị lừa đảo.

Sau đó, họ thành lập nhóm “Nạn nhân bị trang đồ bếp nhập khẩu EU” lừa đảo, cùng tập hợp chứng cứ và gửi đơn (dài hơn 100 trang) tới Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội. Các nạn nhân còn viết bình luận tố giác trên trang “Đồ bếp nhập khẩu EU”, song bình luận đều không được hiển thị.

Để giảm thiểu số nạn nhân tiếp tục bị trang facebook này lừa đảo, nạn nhân đành thả biểu tượng “phẫn nộ” dưới các bài quảng cáo bán hàng cũng như viết cảnh báo về trang “Đồ bếp nhập khẩu EU” trên trang faecbook cá nhân của mình. Song, với tất cả nỗ lực trên, nhiều tuần sau đó, trang facebook này vẫn ngang nhiên hoạt động và lại có thêm nạn nhân mới bị “sập bẫy”.

Cách đây vài ngày, trang “Đồ bếp nhập khẩu EU”… bỗng nhiên biến mất, thay vào đó trang này được đổi tên và "phù phép" thành một trang facebook mới dưới cái tên “Hàng Germany Thanh lý”.

Trên trang facebook mới này, đối tượng lại với thủ đoạn cũ: đăng các quảng cáo, hình ảnh, rao bán các mặt hàng chất lượng châu Âu, mẫu mã “siêu đẹp” với giá cũng… siêu rẻ, để dụ các "con mồi".

Đúng như phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô đã dự đoán (trong bài đăng báo Phụ nữ Thủ đô số 14), cứ sau một thời gian lừa đảo, đối tượng/nhóm đối tượng sẽ xóa facebook cũ và lập ra một facebook bán hàng mới. Trước trang “Đồ bếp nhập khẩu EU” là các trang “Hàng Made in Germany”, “Na shop” và hiện nay là trang “Hàng Germany Thanh Lý” thay cho trang “Đồ bếp nhập khẩu EU”, nhưng với phương thức và thủ đoạn tương tự để chiêu dụ những người mua hàng "nhẹ dạ, cả tin".

Chia sẻ với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, một số nạn nhân cho biết: Họ rất bất bình khi phải chứng kiến đối tượng/nhóm đối tượng vẫn ngang nhiên lừa đảo trên mạng mà không vấp phải bất cứ sự ngăn chặn nào từ phía nhà chức trách.

Trước diễn biến mới của sự việc trên, báo Phụ nữ Thủ đô đã làm việc Phòng Cảnh sát hình sự, công an TP Hà Nội. Lãnh đạo Phòng cho biết đang tiếp nhận, điều tra vụ việc và sẽ cung cấp thông tin ngay khi có kết luận.

Trang “Đồ bếp nhập khẩu EU” đã được “thay tên đổi họ” thành trang facebook mới dưới tên “Hàng Germany Thanh Lý”Trang “Đồ bếp nhập khẩu EU” đã được “thay tên đổi họ” thành trang facebook mới dưới tên “Hàng Germany Thanh Lý”

"Lỗ hổng" trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng phòng Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), thời gian qua, giao dịch mua bán hàng hóa trên các trang mạng xã hội (như facebook…) đang phát triển mạnh mẽ, như là một kênh mua hàng thuận tiện với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực thì mua hàng trực tuyến vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như bị lợi dụng thông tin của người tiêu dùng để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo (như sự việc báo Phụ nữ Thủ đô đã nêu), hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đúng với quảng cáo, cam kết hoặc công bố của người bán, người tiêu dùng bị thu thập thông tin cá nhân để sử dụng vào mục đích chưa được người tiêu dùng đồng ý. Tổng đài 1800.6838 và Hệ thống tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã từng nhận được rất nhiều cuộc gọi, đơn thư phản ánh về việc bị một số đối tượng lừa gạt người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch mua sắm online qua mạng xã hội.

Theo ông Thắng, vụ việc mà báo Phụ nữ Thủ đô phản ánh chính là bài học hữu ích cho người tiêu dùng. Trước khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; có thể thông qua các công cụ tìm hiểu, các đánh giá về cửa hàng và sản phẩm… để tăng mức độ hiểu biết, hỗ trợ cho quyết định đặt hàng của mình. Trong trường hợp có căn cứ, dấu hiệu cho thấy bản thân mình bị các đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử hoặc qua mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người tiêu dùng cần kịp thời tiến hành tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền như tới các cơ quan công an để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, theo luật sư Trần Thị Thanh Lam, văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, sự việc báo Phụ nữ Thủ đô phản ánh trong các số báo vừa qua cũng như nhiều vụ việc khác đã từng xảy ra cho thấy có nhiều bất cập trong quản lý các trang facebook hiện nay.

Theo đó, hiện đã có nhiều quốc gia có chiến lược đưa các công ty internet vào khuôn khổ, có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của các mạng xã hội nước ngoài, thậm chí là can thiệp vào kết quả tìm kiếm, truy cập vào các trang mạng xã hội để ngăn chặn những nội dung mà họ cho rằng vi phạm pháp luật nước sở tại. Các cơ quan giám sát của các quốc gia này sẽ đưa ra các cảnh bảo, tiến hành kiểm toán hay yêu cầu đối tượng vi phạm phải khắc phục trong thời hạn, xóa dữ liệu bị đánh cắp hoặc đình chỉ việc lưu chuyển dữ liệu. Ví dụ Facebook đã từng vị rút giấy phép kinh doanh tại Trung Quốc do không đặt văn phòng đại diện tại quốc gia này.

Tại Việt Nam, cùng với Google thì Facebook chiếm thị phần quảng cáo trực tuyến lớn và là mạng xã hội phổ biến nhất. Trong khi đó Facebook đang tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sản phẩm độc hại, nghiêm trọng là lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện nay Facebook hoạt động tại Việt Nam vẫn theo tiêu chuẩn cộng đồng riêng mặc dù đã có cơ sở pháp luật rõ ràng. Khi phát hiện hành vi vi phạm thì cơ quan quản lý sẽ chủ động yêu cầu gỡ bỏ trang và lúc này Facebook mới vào cuộc.

Về nguyên tắc, người dùng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội Facebook thì người dùng có thể viết đơn tố cáo nộp tới cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết. Tuy nhiên, với các vụ việc lừa đảo qua mạng xã hội, để xác minh ra đối tượng vi phạm là rất khó và mất thời gian vì đối tượng thường sử dụng thông tin giả mạo. Thậm chí đến khi có thể xác minh, làm rõ, khởi tố vụ án hình sự và xử lý đối tượng vi phạm thì việc thu hồi tài sản cũng thường rất khó khăn. Những điều này đồng nghĩa với việc khả năng người dùng phải gánh chịu thiệt hại về tài sản là rất lớn.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.