Xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa (Hà Nội):

Nhiều công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

Bài và ảnh: VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những công trình nhà 2 tầng kiên cố, nhà cấp 4, nhà xưởng… mới “mọc lên” trên đất nông nghiệp tại thôn Đoàn Xá, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa vẫn đang tồn tại và chưa bị xử lý dứt điểm khiến dư luận bức xúc. Người dân hoài nghi về tính nghiêm minh trong công tác quản lý của đơn vị chức năng và chính quyền địa phương.

Nhiều công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp - ảnh 1
Nhà 2 tầng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp chưa bị xử lý.

Theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã ghi nhận thực tế, tại xứ Đồng Mỏm, thôn Đoàn Xá, xã Đồng Tiến, bên đường bê tông rộng có những ngôi nhà “mọc lên” trên đất nông nghiệp. Cụ thể, có 2 ngôi nhà bê tông kiên cố 2 tầng 1 tum và 2 tầng của gia đình ông Phạm Văn Thịnh và ông Phạm Văn Thái đang hoàn thiện công đoạn trát tường; còn có nhà xưởng lợp tôn đã hoàn thiện. Người dân còn phản ánh, trên địa bàn xã còn có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp với quy mô nhỏ hơn, chỉ chừng 10-20m2 được các hộ dựng lên làm nhà trông nom vườn cây ăn quả.

Thông tin về những vi phạm trên, ông Phạm Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến cho biết: Xã hiện có 15 công trình mới vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp ở thôn Đoàn Xá. Trong đó, có 5 hộ đã tự tháo dỡ vi phạm, còn 10 hộ thì 3 hộ đã tháo dỡ một phần tường, 7 hộ có công trình vi phạm (trong đó có công trình nhà ở 2 tầng) xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện cưỡng chế, có thông báo đến các hộ và đề xuất lên UBND huyện Ứng Hòa.

Lý giải về nguyên nhân tồn tại vi phạm trên, ông Phạm Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến cho rằng các hộ đã thực hiện xây dựng vào buổi đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, tết, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý. UBND xã đã lập biên bản vi phạm, song các hộ vẫn cố tình làm. Trong các vi phạm, chủ yếu là các hộ tự ý chuyển đổi từ đất trồng cây hằng năm sang đất phi nông nghiệp, xây dựng công trình trong hành lang đê và cả lấn chiếm đất công.

Cho rằng nhiều năm nay thôn Đoàn Xá có diện tích đất ở chật chội, những năm trước có chính sách giãn dân nhưng không thực hiện được, dân số tăng từ 500 hộ (năm 1992) đến nay là 900 hộ, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến khẳng định nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn.

Để giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm, ông Phạm Văn Hưởng cho biết, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ tự giác tháo dỡ, UBND xã Đồng Tiến sẽ lập kế hoạch thực hiện cưỡng chế đối với các hộ thuộc thẩm quyền. Với 5 hộ xây dựng công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê tả sông Đáy, xã tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ để xử lý.

Về những vi phạm tại xã Đồng Tiến, UBND huyện Ứng Hòa đã có chỉ đạo tại kết luận số 922/KL-UBND ngày 10/7/2023 về việc thanh tra công vụ đối với Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến trong việc thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của Luật Đất đai. Trước đó, tại Thông báo Kết luận số 50/TB-VP ngày 6/2/2022 của Văn phòng HĐND và UBND huyện nêu rõ: “Yêu cầu Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến rà soát có báo cáo chi tiết các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tính đến thời điểm 6/2/2023”.

Thực hiện các chỉ đạo trên, UBND xã Đồng Tiến đã có báo cáo về công tác xử lý vi phạm về đất đai trên địa bàn xã. Tại đây, UBND xã cũng nêu những khó khăn như: Khối lượng các hộ vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã từ trước đến nay rất lớn, nhiều trường hợp lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ lâu; công chức địa chính xây dựng là cán bộ tham mưu mới được UBND huyện điều động về công tác tại xã (từ 1/1/2023) nên chưa nắm bắt được hết các trường hợp vi phạm từ trước đến nay trên địa bàn xã. 
Cũng tại báo cáo này, UBND xã Đồng Tiến cho biết đã tổ chức rà soát các trường hợp vi phạm đất đai từ trước đến nay trên địa bàn xã là 272 hộ vi phạm, chủ yếu ở các thôn Đoàn Xá, Thành Vật và Giang Làng.
UBND xã Đồng Tiến cũng đề nghị UBND huyện Ứng Hòa ra hạn thêm thời gian để UBND xã tổ chức cưỡng chế đối với 10 hộ vi phạm thuộc thẩm quyền do khối lượng công việc thực hiện quá lớn, quy mô công trình kiên cố, cao tầng. Đồng thời, đề nghị UBND huyện Ứng Hòa hỗ trợ kinh phí, lực lượng để thực hiện cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm.

Với những kiến giải trên cho thấy việc chậm trễ trong phát hiện vi phạm tại xã Đồng Tiến đúng là “cái sảy nảy cái ung”. Nếu như ngay từ ban đầu chính quyền có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý quyết liệt hơn thì những hộ vi phạm đã không xây công trình thành nhà cửa to cao, chi phí xây dựng lớn từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Đến nay, theo đúng quy định của pháp luật, các công trình vi phạm phải được tháo dỡ sẽ gây thiệt hại tài sản, tốn kém tiền của dân, cũng như gây bức xúc trong dư luận.

Việc chậm xử lý những vi phạm trên cũng khiến dư luận hoài nghi về việc nghiêm túc trong thực thi các quy định pháp luật của UBND xã Đồng Tiến và UBND huyện Ứng Hòa.

Để tiếp tục làm rõ vấn đề trên, Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân kêu cứu!

Người dân kêu cứu!

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của vợ chồng bà Lê Thị Mỹ (72 tuổi) và ông Nguyễn Đức Tứ (80 tuổi) ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức phản ánh về việc chính quyền thực hiện thu hồi đất của gia đình ông bà đang sinh sống 31 năm, lại còn phạt gần 1 tỷ đồng, gia đình có nguy cơ không còn nơi ở.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

(PNTĐ) - Dự án Đường giao thông liên xã từ La Phù đến Đông La, huyện Hoài Đức đã được HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022. Tuy nhiên đến nay, đã qua hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, khiến những công trình liên quan bị dở dang, việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã La Phù bị chậm tiến độ, giao thương luôn trong tình trạng ùn tắc…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

(PNTĐ) - Liên tiếp trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 52 ra ngày 27/12/2023 và số 22 ra ngày 29/5/2024 đăng các bài viết: “Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bán đất trái thẩm quyền: Chính quyền làm sai, dân chịu thiệt?” và “Xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Công trình cầu, đường dở dang ảnh hưởng đến đời sống người dân” ghi nhận phản ánh của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô về việc nhiều công trình đường, cầu và nhà văn hoá chậm tiến độ đưa vào sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

(PNTĐ) - Mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án VegaCity Nha Trang với mong muốn tạo lập một căn nhà ven biển vừa để ở, vừa có thể kết hợp kinh doanh. Vậy nhưng, giờ đây chị Trần Thị Nga (Hà Nội) lại ngỡ ngàng và bức xúc khi Chủ đầu tư “trưng ra” Giấy CNQSD đất ghi chú: “Công trình Dịch vụ thương mại không có chức năng khách sạn, căn hộ lưu trú, căn hộ ở”. Với ghi chú này, “nhà phố” bỗng dưng được biến hóa thành một dạng “ki-ốt” kinh doanh?
Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

(PNTĐ) - Hơn 18 năm nay, 97 hộ dân ở phường Phú Thịnh bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%, trong đó có 14 hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp để thực hiện dự án Khu nhà ở Phú Thịnh vẫn chưa được giao đất dịch vụ do bị “mắc kẹt” giữa các văn bản của tỉnh Hà Tây so với Nghị định của Chính phủ.