Nhiều khách hàng bị đánh cắp thông tin cá nhân

Chia sẻ

Những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh bán hàng mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã tạo những trang web giả, link chứa virus để chiếm đoạt thông tin đánh lừa khách hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Chị Nguyễn Thu Trang, giáo viên mầm non ở Hà Nội cho biết. Để phòng, tránh dịch chị thường chọn mua hàng qua mạng. Một lần tôi được bạn gửi cho một đường link ghi “Mua sắm thả ga, nhận quà liền tay” trên Facebook, do tò mò nên tôi đã click vào xem thử. Giao diện đường link được thiết kế giống hệt với website mua sắm của sàn thương mại điện tử Shopee. Bên dưới có thông báo nhắn tôi nhận được một thẻ mua hàng trị giá 5 triệu đồng. Yêu cầu nhận thưởng là tôi phải khai báo những thông tin cá nhân như tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhận hàng...

Sau khi trả lời xong thì trang web thông báo chúc mừng trúng thưởng và phải chia sẻ đường link này đến 5 người bạn trên facebook để nhận giải. Khi đến bước này tôi mới “ngã ngửa” ra rằng có thể đây là chiêu trò lừa đảo qua mạng mà mọi người nhắc đến bấy lâu nay. Mặc dù đã bỏ qua bước này và xóa ngay đường link kia đi, nhưng không hiểu sao tài khoản của tôi vẫn tự động nhắn tin gửi cho nhiều bạn bè đường link lạ kia.

Đáng nói hơn, chỉ sau 2 ngày bỗng dưng tôi bị mất quyền truy cập vào trang Facebook cá nhân, điện thoại liên tiếp nhận được những cuộc gọi, tin nhắn nói rằng tôi có vay nợ của một công ty tài chính với số tiền là 20 triệu đồng. Thậm chí, họ còn lấy hình ảnh của tôi trên Facebook để cắt ghép, xuyên tạc, nhắn tin cho bạn bè của tôi nhằm gây sức ép đòi tôi trả tiền.  

Chị Phạm Mai Linh, một nạn nhân khác bị lừa đảo khi mua hàng online chia sẻ, hôm đó, chị đang ở nhà thì nhận được một cuộc điện thoại mạo danh các shop trên Shopee để gửi hàng cho mình. Điều kỳ lạ người này biết chị đặt hàng gì và bao nhiêu tiền. Đến khi nhận hàng, bên ngoài hộp không ghi rõ từ shop nào mà chỉ ghi là quần áo Shopee nên chị lầm tưởng là hàng của mình đặt thật. Sau khi trả tiền, mở hộp chị mới “tá hỏa” đó chỉ là hàng nhái còn hàng do chị đặt chưa được gửi đến.

Món hàng nhái gửi tới cho chị Phạm Mai LinhMón hàng nhái gửi tới cho chị Phạm Mai Linh

Theo anh Nguyễn Huy Hoàng, chuyên viên an ninh mạng tại Trung tâm Công nghệ thông tin JIKA, thực trạng đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng internet đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Nguyên nhân ban đầu do nhiều người có thói quen công khai quá nhiều thông tin cá nhân lên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ có một số những sơ hở trong khâu vận hành, dẫn đến việc nhân viên ở bên trong tìm cách đẩy thông tin khách hàng ra bên ngoài nhằm chuộc lợi. Hoặc cũng có thể do những hacker tấn công vào những trang cung cấp mạng xã hội để tìm cách lấy trộm dữ liệu của người dùng. 

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương). để hạn chế tình trạng bị lừa đảo khi mua hàng trên mạng, người mua không tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không có liên quan. Trước khi thực hiện giao dịch, cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; lựa chọn giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử có uy tín, cụ thể là các sàn đã được Bộ Công thương, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, cho phép hoạt động. Đặc biệt, trước khi nhận hàng, người tiêu dùng cần kiểm tra hàng hóa trước khi nhận. Khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người tiêu dùng có thể liên hệ với Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, đầu số 1800.6838, để được tư vấn các quy định pháp lý khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.

VÂN - NGỌC

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.