Nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng

Chia sẻ

Chỉ vì xô xát, mâu thuẫn nhỏ nhặt, nam sinh N.Q.K (15 tuổi, học sinh lớp 9 trường THCS Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) đã ra tay đâm bạn tử vong. Sự việc này một lần nữa báo động về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng thời gian gần đây.

Trường THCS Hồng Hà, nơi xảy ra sự việc  (ảnh: INT)Trường THCS Hồng Hà, nơi xảy ra sự việc (ảnh: INT)

Vào khoảng 8h50 ngày 1/4, tại trường THCS Hồng Hà, em N.Q.K (SN 2006, học sinh lớp 9) đã dùng dao bầu đâm vào mạn sườn phải của em N.V.H.D (SN 2007, học sinh lớp 8 cùng trường). Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cán bộ nhà trường đã đưa em D đi cấp cứu. Tuy nhiên, do tổn thương nặng nên em D đã tử vong.

Ngay sau khi biết thông tin vụ việc, Hội huyện Đan Phượng và Hội LHPN xã Hồng Hà đã cử cán bộ Hội xuống thăm hỏi, động viên gia đình cháu D, đồng thời hỗ trợ gia đình tổ chức mai táng.

Cùng ngày, UBND huyện Đan Phượng đã có công văn hoả tốc gửi đến các ban, ngành địa phương, yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ việc, đồng thời thăm hỏi gia đình nạn nhân. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng đã yêu cầu các trường học trên địa bàn tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học, các giải pháp an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường...

Thời gian qua, nhiều vụ việc học sinh đánh nhau ngay trong lớp học, đánh hội đồng, đâm chém nhau sau giờ học… dấy lên nhiều lo ngại đáng báo động về văn hoá ứng xử của học sinh. Một vụ việc đau lòng khác vừa xảy ra tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hai học sinh vì mâu thuẫn nhỏ nhặt đã dùng dao nhọn đâm bạn cùng trường. May mắn, các em được đi cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sỹ Trần Thị Mạnh Linh, chuyên viên tâm lý học đường cho rằng, bạo lực học đường xảy ra với tần suất nhiều và bằng nhiều hình thức khác nhau như: Chia bè phái, đàn anh đàn chị, tẩy chay nhau, bắt nạt nhau qua mạng, đánh nhau, bắt nạt trí tuệ, dùng tiền thao túng bạn...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Các em đang tuổi mới lớn, thích thể hiện cái tôi cá nhân, dễ bị kích động.

“Giáo dục đang mất cân đối giữa kiến thức và dạy giá trị sống và kỹ năng sống, bao gồm cả giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình. Giáo dục nhà trường hiện nay nghiêng quá nặng về đào tạo kiến thức nhưng lại không cân bằng được việc rèn luyện kĩ năng. Nhà trường cần hiểu gốc rễ của kĩ năng sống phải bắt nguồn từ giá trị sống. Bồi đắp các giá trị sống nên được tích hợp và làm rõ ở các môn học. Giáo viên giảng dạy cũng phải hiểu và thấm nhuần tư tưởng này” - thạc sỹ tâm lý Mạnh Linh cho biết.

Trong vấn đề bạo lực học đường, bên cạnh nhà trường thì giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh cần cân đối thời gian cho công việc, bản thân và cho con cái. Cha mẹ nghiêm túc học hành kĩ năng nuôi con, kỹ năng đánh giá vấn đề của con và tìm sự trợ giúp của chuyên gia khi vấn đề chưa nặng nề, đừng chờ có bệnh mới mang con đi chữa.

Quỳnh An 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.