Nhờn luật, trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động

Chia sẻ

Điều lạ lùng này xảy ra tại xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội. 2 năm qua, một trạm bê tông không phép vẫn ngang nhiên hoạt động gây nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn dù chính quyền các cấp đã ra không ít văn bản xử lý.

Theo người dân xã Cam Thượng, trạm trộn bê tông này là của Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21 - Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.

Phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô được cán bộ địa chính xã đưa đến thực địa, ghi nhận từ bên trong trạm trộn bê tông thương phẩm. Khu vực trong và xung quanh khu vực trạm trộn đều rất bụi và có tiếng ồn cao. 

Khu vực trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt độngKhu vực trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động (Ảnh: Hoàng Việt)

Chủ tịch UBND xã Cam Thượng Quách Văn Phong thông tin, trạm trộn bê tông này được xây dựng từ tháng 5/2019. Trước đó, khu vực này được Công ty CP Vinaconex 21 thuê đất từ năm 2005 để làm địa điểm tập kết vật liệu xây dựng. Ngay khi trạm trộn được xây dựng, UBND xã đã tiến hành lập biên bản. 

Ông Phong cho biết, 2 năm nay, xã đã có nhiều báo cáo, tờ trình đề nghị UBND huyện xử lý cưỡng chế. Cụ thể, ngày 21/5/2019, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Ba Vì đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính số 04/BB-VPHC về trật tự xây dựng. Ngày 27/5/2019, UBND huyện Ba Vì đã ban hành Quyết định số 1090/QĐ-XPVPHC đối với Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21 - Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng vì đã có hành vi vi phạm hành chính là tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng (theo quy định phải có giấy phép xây dựng). Mức xử phạt bằng tiền là 40.000.000 đồng. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21 - Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này, đơn vị này không xuất trình giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định.

Nội dung quyết định nêu rõ như vậy, song đến nay sau thời hạn 2 năm, công trình sai phạm của Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21 - Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng không bị xử lý mà vẫn ngang nhiên hoạt động.

Ngày 25/12/2020, UBND xã Cam Thượng đã có Tờ trình số 95/Ttr-UBND về việc ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gửi lên UBND huyện Ba Vì. Trong đó, UBND xã Cam Thượng đề nghị UBND huyện Ba Vì ban hành “Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với công trình xây dựng trạm trộn bê tông của Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21- Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Lý do là hành vi vi phạm hành chính của Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21- XN sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã.

Như vậy, mặc dù cả UBND huyện Ba Vì, UBND xã Cam Thượng đều đã ra nhiều văn bản nhằm xử lý sai phạm của Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21- Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Song, hơn 2 năm trôi qua, Chi nhánh Công ty CP Vinaconex 21- XN sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn chưa bị đình chỉ hoạt động, việc cưỡng chế vẫn chưa được UBND huyện Ba Vì tiến hành.

Điều đó khiến dư luận đầy hoài nghi liệu UBND huyện Ba Vì chỉ xử lý trên giấy, ra quyết định cho có rồi để doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm pháp luật như vậy?

Phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô đã nhiều lần liên hệ với UBND huyện Ba Vì, phòng Quản lý đô thị Huyện, đại diện quản lý trạm trộm bê tông nhưng đều không nhận được thông tin phản hồi.

HOÀNG VIỆT

 

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.