Sao phải đặt tên tây cho nhà của... ta?

Bài và ảnh: ÁNH TUYẾT (Hà Nội)
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Sao phải đặt tên tây cho nhà của... ta? - ảnh 1
Một chung cư tên tiếng Anh ở Hà Nội

Mới rồi, mấy người bạn già của tôi họp mặt, vội ghi địa chỉ nhà ở để mời nhau đến chơi. Nhưng nhớ mãi, bạn tôi cũng chẳng biết mình đang ở chung cư tên là gì, đành phải gọi điện về hỏi lại các con.

Ai không biết thì nghĩ là chúng tôi già rồi, lẩm cẩm, đến nhà mình cũng không biết ở đâu, nhưng thực ra không phải vậy. Bạn tôi chia sẻ: “Chung cư ở Hà Nội mà người ta toàn đặt tên tây. Mình thì tuổi cao, chẳng biết ngoại ngữ nên phát âm mãi chẳng được. Thành thử ở mấy năm rồi mà chẳng thuộc được tên chung cư”.

Hóa ra khó khăn của bạn cũng là điều nhiều người cao tuổi chúng tôi đều đang gặp phải. Một bạn già khác của tôi chia sẻ: “Con gái mình đang ở chung cư ở Nam Từ Liêm, mình phải học mãi mới thuộc được tên chung cư là “Gâu đần pờ lếch” (Golden Palace-NV). Mỗi lần nghe mình phát âm mà các con cháu cứ cười, bảo mình làm hỏng cả tên tiếng Anh”. 

Chỉ tính riêng dọc phố Nguyễn Tuân, Lê Văn Lương, Lê Văn Thiêm… ở quận Thanh Xuân mà cũng có cả loạt chung cư tên tây. Nào thì “Im pe ờ ri a Ga đần” (Imperia Garden), chung cư “Gâu si dờn” (Gold Season), chung cư “Gâu đần oéc” (Golden west), rồi chung cư “Le gờ si” (Legacy), chung cư “Bô hê mia” (Bohemia), chung cư “Poác Re gi đần” (Park Residence)… Nếu nghe đọc tên thì cứ tưởng là đang đứng ở nước ngoài chứ không phải ở Việt Nam. Những người cao tuổi như chúng tôi thì đọc trẹo cả miệng mà cũng không hiểu ý nghĩa là gì nên học trước quên sau. 

Theo chúng tôi, chủ đầu tư nếu muốn chung cư của mình sang trọng, phát đạt thì vẫn có thể tìm những cái tên tiếng Việt kiểu như chung cư Thịnh vượng, Khởi sắc, Phát đạt, Hoàng gia … nghe vẫn hay mà người Việt lại dễ nhớ, dễ hiểu. Đặt tên chung cư theo từ tiếng Anh mà các cư dân như chúng tôi phát âm thành chung cư “Gâu đần” thì cũng lợi bất cập hại.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.