Sở yêu cầu xử lý, huyễn vẫn loay hoay

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô số 3 ra ngày 19/1/2022 đăng bài điều tra theo đơn thư bạn đọc: “Cụm di tích đình, chùa xã La Phù, huyện Hoài Đức kêu cứu: Chính quyền “bó tay” do... lịch sử để lại?” phản ánh sự việc nhiều năm qua cụm di tích đình chùa xã La Phù, huyện Hoài Đức bị xâm hại nhưng chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý…

Trước sự việc báo nêu, ngày 3/12/2021, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo UBND xã La Phù đề xuất phương án, tháo gỡ tại cụm di tích này, cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất đai của khu di tích trước ngày 15/12/2021. Tuy nhiên, đến nay, đã gần 2 tháng, phía UBND huyện vẫn chưa thực hiện theo yêu cầu.

Chính quyền kêu khó?

Như báo Phụ nữ Thủ đô đã thông tin, Cụm di tích đình chùa xã La Phù (đình làng La Phù, chùa Trung Hưng, chùa Cả) đã có lịch sử hàng ngàn năm, các kiến trúc hiện còn có tuổi đời trên 500 năm. Ngày 22/3/1988, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 191/VH-QĐ về việc công nhận xếp hạng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia đối với Cụm di tích đình, chùa xã La Phù.

Quyết định này được ban hành trên cơ sở Hồ sơ xếp hạng kèm theo Biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích ngày 4/12/1986 và Bản đồ khoanh vùng bảo vệ khu di tích La Phù do chính quyền 3 cấp (xã, huyện, thành phố) và Sở Văn hóa - Thông tin lập, tỷ lệ 1/1000 (có chữ ký và dấu của cấp thẩm quyền).

Tuy nhiên, theo các thành viên của ban Khánh tiết Cụm di tích, hàng chục năm qua, Cụm di tích cấp quốc gia này thường xuyên bị xâm hại. Cụ thể, chính quyền địa phương hiện vẫn đang mượn một phần diện tích đất của Cụm di tích để làm trường học, nhà văn hóa. Ngoài ra, một khu chợ tạm cũng đang họp trên đất của Cụm di tích, gây mất vệ sinh môi trường... Vừa qua, gia đình ông Trịnh Đắc Trí, nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ I của Cụm di tích lại xây nhà cao tầng sát với Tam Bảo - chùa Trung Hưng.

Chưa hết, tháng 10/2021, UBND xã La Phù lại tổ chức một cuộc họp về việc “điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Trung Hưng và đình làng La Phù”. Phương án điều chỉnh được đưa ra là loại bỏ vùng bảo vệ II, tách riêng diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích khu vực chùa Trung Hưng và diện tích đình làng La Phù (trái với Quyết định xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Sau sự việc trên, UBND xã La Phù đã báo cáo Sở Văn hóa và Thể thao về “khó khăn, vướng mắc trong giải quyết công trình xây dựng của hộ gia đình ông Trịnh Đắc Trí liên quan đến di tích chùa Trung Hưng” (chùa La Phù).

Trong đó, phía chính quyền xã cho rằng, thực tiễn hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản những năm qua cũng như tình hình phát triển kinh tế-xã hội đã làm nảy sinh những vấn đề bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý và nhiều vấn đề ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng nhà ở, các quyền sử dụng đất của người dân.

Theo UBND xã, ngoài biên bản quy định khu vực bảo vệ Di sản (bản photo) và Bản đồ khoanh vùng bảo vệ Di tích đình làng và chùa La Phù do Sở Văn hóa cung cấp, UBND xã không còn lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc xác định vùng bảo vệ Di tích và trong bản đồ địa chính cũng không thể hiện vùng bảo vệ Di tích. Mặt khác, hiện trạng tại khu vực bảo vệ di tích không có ranh giới rõ ràng trên thực địa.

Bên cạnh đó, việc khoanh vùng mới chỉ thực hiện trên sơ đồ mà chưa được cắm mốc giới khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích theo quy định. Trong đó, có thửa đất là thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp (trụ sở UBND xã trước đây, nay là Nhà văn hóa trung tâm); thửa đất thuộc cơ sở giáo dục (trường mầm non) và các hộ dân. Thực tế các thửa đất đã sử dụng ổn định từ trước thời điểm khoanh vùng bảo vệ di tích và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định.

Đối với việc xây dựng của gia đình ông Trịnh Đắc Trí, UBND xã La Phù cho rằng, căn cứ theo các điều trong Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa… gia đình ông Trịnh Đắc Trí cùng một số gia đình khác đã sử dụng đất, đã có nhà ở ổn định từ rất lâu, trước thời điểm thực hiện khoanh vùng bảo vệ di tích và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn theo quy định. Lãnh đạo UBND xã La Phù cho rằng, vì vậy không thể là yếu tố gốc cấu thành di tích.

Gia đình ông Trịnh Đắc Trí xây nhà cao tầng sát với Tam Bảo - Chùa Trung HưngGia đình ông Trịnh Đắc Trí xây nhà cao tầng sát với Tam Bảo - Chùa Trung Hưng

Sở Văn hóa và Thể thao: Việc cấp giấy chứng nhận là trái quy định của Luật Di sản

Trước những “khó khăn” của UBND xã La Phù, cũng như những “lùng nhùng” kéo dài nhiều năm tại Khu di tích, được biết, ngày 3/12/2021, Sở Văn hóa và Thể thao đã có văn bản trả lời UBND huyện Hoài Đức thể hiện quan điểm.

Trong đó, Sở khẳng định: Đình - chùa La Phù, xã La Phù, huyện Hoài Đức đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 191-VH/QĐ ngày 22/3/1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Hai di tích này hiện do UBND huyện Hoài Đức quản lý trực tiếp theo phân cấp của UBND Thành phố.

Căn cứ Biên bản và Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, chùa La Phù hiện lưu tại Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì khu vực đang thi công nhà ở của gia đình ông Trịnh Đắc Trí cùng 5 hộ dân khác (hộ ông Trịnh Đắc Vỹ, hộ ông Nguyễn Thế Cung, hộ ông Thắng Hồng, hộ ông Việt, hộ ông Đỗ Thiện Thưởng) và trường Mầm non La Phù đều nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ I của di tích.

Trường mầm non hiện vẫn đang Trường mầm non hiện vẫn đang "đặt nhờ" trên đất thuộc khuôn viên Cụm di tích

Việc những công trình trong khu vực này đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân là không tuân thủ quy định tại Điều 32 Luật Di sản văn hóa và các quy định của Thành phố về di sản văn hóa.

Cũng theo Sở Văn hóa và Thể thao, trước sự việc trên, đến nay, UBND huyện Hoài Đức và UBND xã La Phù mới chỉ báo cáo Sở Văn hóa và Thể thao về nguồn gốc đất đai của gia đình ông Trịnh Đắc Trí cùng 5 hộ dân mà chưa báo cáo về trường mầm non La Phù; về quá trình quản lý, sử dụng đất đai trong khu vực di tích từ thời điểm xếp hạng (năm 1998 cho đến nay).

Hiện tại trong khu vực I và khu vực bảo vệ II của di tích có bao nhiêu hộ dân, cơ quan, tổ chức; tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa đề xuất phương án khắc phục, giải pháp đối với những sai phạm đã xảy ra tại Cụm di tích đình - chùa La Phù cũng như trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai thuộc khu vực bảo vệ di tích đã được xếp hạng theo tinh thần chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 2352/UBND-KGVX ngày 11/6/2020 về việc quản lý di vật, hiện vật, xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Văn hóa và Thể thao cũng không nhận được các bản đồ về nguồn gốc đất đai gia đình ông Trịnh Đắc Trí đang sử dụng như Bản đồ năm 1938, Bản đồ năm 1986 và Bản đồ năm 2001 (được cấp có thẩm quyền phê duyệt năm 2006). Vì vậy, Sở Văn hóa và Thể thao không có cơ sở đối chiếu với bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đình, chùa La Phù.

Vì vậy, để có cơ sở và căn cứ tham mưu UBND Thành phố xem xét, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án tháo gỡ những vướng mắc hiện nay tại cụm di tích đình - chùa La Phù, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND xã La Phù cần khẩn trương rà soát, báo cáo cụ thể thực trạng về công tác quản lý di tích đã xếp hạng trên địa bàn huyện Hoài Đức nói chung và quá trình quản lý di tích đình - chùa La Phù (từ thời điểm xếp hạng 1988 đến nay nói riêng); trong đó, làm rõ việc quản lý, sử dụng đất đai tại khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đình - chùa La Phù; nêu rõ những vướng mắc, bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, nguyên nhân của những bất cập để làm căn cứ đề xuất phương án tháo gỡ, khắc phục.

Sở yêu cầu UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo UBND xã La Phù chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện đề xuất phương án giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc đã xảy ra tại Khu di tích đình - chùa La Phù trong quá trình quản lý tại địa phương đúng theo quy định của pháp luật.

Trong công văn này, Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu cung cấp toàn bộ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất đai của khu di tích gửi về Sở trước ngày 15/12/2021 để làm căn cứ xem xét, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

Tuy nhiên, đã gần 2 tháng trôi qua, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, hiện Sở vẫn chưa nhận được hồi âm từ phía huyện Hoài Đức. Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này!

Bài và ảnh: HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.