Thiếu nguồn thu do khó khăn, bệnh viện xin dừng tự chủ

Chia sẻ

6 tháng nay, 160 cán bộ, y bác sĩ bệnh viện Tuệ Tĩnh thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam bị nợ lương khiến cuộc sống của nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng bấn. Trong khi đó, không ít thiết bị máy móc trị giá tiền tỷ được bệnh viện mua về để “đắp chiếu”… khiến cán bộ, công nhân viên (CBCNV) bệnh viện vô cùng bức xúc.

Điều dưỡng… bán rau mưu sinh

Ngồi bên gánh hàng rau, chị L.T.H là điều dưỡng khoa Sản, bệnh viện Tuệ Tĩnh (BV) cho biết, mỗi buổi chiều, rời BV chị phải đi bán mớ rau, quả trứng để có thêm thu nhập cho gia đình. 6 tháng nay, chị chỉ được nhận 50% lương (tương đương 2 triệu đồng), chồng chị làm công nhân đã bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cuộc sống của gia đình chị luôn thiếu trước hụt sau. Còn chị Đ.T.H, điều dưỡng khoa Ung bướu đang hoang mang không biết xoay xở vào đâu khi mà chỉ được nhận hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Vừa đi hỗ trợ chống dịch ở TP. Hồ Chí Minh về, nhà có con nhỏ nên cuộc sống gia đình chị gặp nhiều khó khăn, chị H đang phải nghĩ cách làm thêm việc.

Cùng cảnh bị nợ 50% lương, mỗi tháng bác sĩ P.M.V, Phó trưởng khoa Cơ Xương Khớp chỉ được nhận 3,2 triệu đồng. Để có thêm thu nhập, bác sỹ P.M.V nhận bệnh nhân tại nhà để chăm sóc, điều trị. Bác sĩ P.M.V cho hay: “Tôi có chuyên môn nên đỡ hơn các điều dưỡng, nhân viên hợp đồng rất nhiều. Không ít người phải bán rau, ship hàng, làm xe ôm… để kiếm thêm. Cuộc sống của nhiều CBCNV thực sự khó khăn”.

Theo chị L.T.B, kế toán viên của BV, 6 tháng qua, nhiều nhân viên hợp đồng chỉ nhận hơn 1 triệu đồng mỗi tháng đã phải xin nghỉ việc, nhiều người để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống không ký tiếp, những người đã gắn bó với BV thì vẫn gắng bám trụ, ngoài 8 tiếng làm việc tại BV, thì cố bươn chải làm thêm để sống qua ngày. Có đến 160 cán bộ, y bác sĩ của BV không chịu đựng được đã làm đơn phản ánh trực tiếp cũng như qua công đoàn và yêu cầu BV chi trả 100% lương theo quy định. Hiện nay, cán bộ y bác sĩ vừa bị giảm lương vừa nhận tiền chậm trễ. Như tháng 10 vừa qua, khi CBCNV phản ứng mạnh thì ngày 29/10 mới được nhận 50% lương.

Chỉ vào những thiết bị còn mới được phủ khăn, chị N.T.H - điều dưỡng khoa Lão bày tỏ: “Trong khi lương không có, mỗi lần nhìn đống máy móc hiện đại đắp chiếu, chúng tôi rất chán nản. Lãnh đạo BV mua các thiết bị về không cần biết có dùng được không, mua về chỉ để làm sang?”.

Bệnh viện đa khoa Tuệ Tĩnh đang bị tố nợ lương của cán bộ, y bác sĩBệnh viện đa khoa Tuệ Tĩnh đang bị tố nợ lương của cán bộ, y bác sĩ

Lỗi do tự chủ và dịch Covid-19?

Lý giải về sự việc 160 CB CNV của BV gặp khó khăn do không được nhận lương đầy đủ, PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, nguyên nhân liên quan tới việc BV thực hiện tự chủ. Lĩnh vực tự chủ của BV là y học cổ truyền, khá đặc thù và càng thêm khó khăn trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Công đoàn Y tế Việt Nam đã có nhiều buổi làm việc với BV nhưng mọi khó khăn, vướng mắc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Điều này đã ảnh hưởng tới đời sống của CBCNV trong BV.

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y học cổ truyền Việt Nam cho biết, BV Tuệ Tĩnh được thành lập từ năm 2006, là BV thực hành thuộc Học viện, với 27 khoa, phòng, 225 viên chức, lao động. BV thực hiện cơ chế tự chủ từ tháng 6/2019 theo quyết định của Bộ Y tế. Từ khi tự chủ, BV thu không đủ chi, tính đến 30/9/2021, BV nợ hơn 18 tỷ đồng. Do không đạt được kế hoạch nên nguồn thu của BV chỉ dành ưu tiên trả lương một số khoản chi nhất định, các khoản chi thường xuyên khác phải tạm ứng từ BV và vay từ các nguồn khác để chi trả. Năm 2020-2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, số lượng bệnh nhân tới khám giảm khiến nguồn thu sụt giảm mạnh, lại tăng chi phí đảm bảo phòng chống dịch. BV đã thực hiện cắt giảm và đề nghị hỗ trợ từ công đoàn y tế, song vẫn xảy ra tình trạng nợ lương. Từ tháng 5 đến nay BV chỉ trả được 50% lương cho người lao động. Để giải quyết những khó khăn trên, BV đã đề xuất xin tạm ngừng tự chủ.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiếp nhận đề xuất tạm dừng tự chủ của BV để tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn hiện tại và đã phối hợp với Bộ Y tế có văn bản chung kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng cơ chế tự chủ đối với những BV đang rất khó khăn trong dịch Covid-19, trong đó có BV Tuệ Tĩnh.

Hiện tại, Bộ Y tế đang có Đoàn thanh tra Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam và BV Tuệ Tĩnh về các vấn đề liên quan đến vụ việc trên. Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.