Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè vào buổi tối

Bài và ảnh CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Dù đã trải qua nhiều đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, nhưng cho đến nay tình trạng hàng loạt các khu vực vỉa hè, lòng đường tại các tuyến phố Hà Nội bị biến thành bãi đỗ xe, nơi bán hàng bất đắc dĩ vẫn tồn tại; đặc biết là dịp cuối tuần trên các tuyến phố đi bộ.

Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè vào buổi tối  - ảnh 1
Vỉa hè khu vực đường Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở thành nơi đỗ xe của rất nhiều phương tiện

Qua ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô có thể dễ dàng nhận thấy, dường như càng về khuya, đường phố Hà Nội lại càng trở nên ồn ào và chật hẹp. Hình ảnh các quán ăn bày bàn ghế tràn ra vỉa hè hay các điểm trông giữ xe sử dụng lòng đường để đỗ ô tô, xe máy trên nhiều tuyến phố đang tạo ra một khung cảnh lộn xộn, mất mỹ quan đô thị. 

Cụ thể, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, dòng người từ các tòa nhà, trung tâm thương mại, cơ quan... đổ dồn về các hàng ăn quanh khu vực phố Lê Đại Hành, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế thường rất đông. Những hàng xe máy được xếp san sát nhau phía dưới lòng đường, vỉa hè chật chội bởi những bộ bàn ghế phục vụ khách hàng ăn đêm.  Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại các tuyến phố Mỹ Đình, Trần Bình, Nguyễn Hoàng, Đỗ Đức Dục (quận Nam Từ Liêm). 

Không chỉ được dùng làm nơi dừng đỗ xe trái phép của các chủ nhà hàng, quán ăn mà tại các khu vực xung quanh phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, vỉa hè đang là nơi “hái ra tiền” của các điểm trông xe tự phát. Không cần biển hiệu, không bảng giá, vé xe. Chỉ bằng những bìa giấy cắt vội được đánh số thứ tự chính là tấm vé để những người trông giữ xe giao cho khách làm tin. Chỉ với mức giá trung bình khoảng từ vài chục cho đến một trăm nghìn đồng cho một lần trông giữ ô tô, xe máy các tiểu thương tại đây đang kiếm được bộn tiền từ việc chiếm dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh. 

Trước thực trạng các vi phạm trật tự công cộng, trật tự đô thị đang diễn ra trên nhiều tuyến phố khi đêm về. Đại diện lãnh đạo UBND phường Trần Hưng Đạo cho biết, các lực lượng chức năng phường đã xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm trật tự đô thị. Tuy nhiên, khi lực lượng đi khỏi họ lại tái diễn vi phạm. Do đó, để ngăn chặn triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn, thực hiện Kế hoạch số 215/KH-UBND của UBND quận Hoàn Kiếm và Phương án số 375/PA-BCĐ của BCĐ 197 phường Trần Hưng Đạo, vừa qua UBND-BCĐ 197 phường Trần Hưng Đạo đã chỉ đạo các lực lượng gồm: Công an phường, Tổ tự quản, cán bộ Đô thị cùng các lực lượng liên quan phối hợp với Tổ công tác TDP số 2 tiếp tục ra quân giải quyết, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về TTĐT-TTGT-VSMT trên các tuyến phố trên địa bàn quản lý.

Theo thông tin từ UBND quận Hoàng Mai, từ đầu năm đến nay các phường trên địa bàn quận đã tiến hành nhiều đợt ra quân để duy trì trật tự đô thị và xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán... Trong đó, UBND quận Hoàng Mai đã thực hiện xử lý, giải tỏa trên 30 điểm trông giữ phương tiện không phép. Cùng với đó, đội thanh tra giao thông cũng đã lập biên bản vi phạm các trường hợp bãi xe, các cửa hàng, cá nhân kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, phạt tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Có trường hợp chủ nhà hàng, điểm trông xe vi phạm trên vỉa hè đã bị lập biên bản xử phạt tới 30 triệu đồng/lần.

Được biết, các địa phương khác cũng thực hiện chiến dịch ra quân lập lại trật tự vỉa hè, các trường hợp bị xử lý vi phạm cũng không ít. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị xử phạt ban ngày thì tái diễn vi phạm vào ban đêm, hoặc khi lực lượng đi khỏi thì vi phạm tái diễn; đặc biệt về đêm lại diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy đề nghị các đơn vị chức năng cần có giải pháp triệt để giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.