Vay tiền qua ứng dụng online: Cẩn thận dính bẫy “ tín dụng đen”

Chia sẻ

Thời gian gần đây, ứng dụng vay tiền online được một số người tìm tới do thủ tục vay nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu tài chính tức thời. Tuy nhiên, không ít app cho vay tiền này lại là biến tướng kiểu “tín dụng đen” với lãi suất “khủng”.

Chị N.T.Trang, 30 tuổi, Hà Nội, một giáo viên mầm non là nạn nhân của một app vay tiền online như vậy. Do có nhu cầu tài chính gấp, chị đã truy cập vào một app vay tiền vay 5.000.000 đồng. Theo yêu cầu của app, ngoài việc gửi ảnh chứng minh thư nhân dân, chị chỉ việc chấp thuận cho app truy cập vào danh bạ điện thoại, facebook cá nhân và cung cấp thêm một số thông tin cá nhân khác. Sau khi được duyệt vay, chị bị trừ phí dịch vụ 10% trên khoản vay. Thêm vào đó, chị còn phải trả tiếp lãi suất cho 14 ngày vay là 140.000 đồng. Như vậy, số tiền mà chị Trang thực nhận khi vay qua app  chỉ là 4.360.000 đồng. Sau thời gian này, do chưa có tiền trả nên chị bị bên cho vay gọi điện vào số di động cá nhân để “nhắc nhở”, thậm chí còn gọi cho người thân và bạn bè của chị để đòi nợ. 

Cuối tháng 7/2021, công an tỉnh Tuyên Quang cho biết vừa tiếp nhận, xử lý tin báo của chị T.H.Y trú tại huyện Yên Sơn. Chị Y có vay số tiền 3 triệu đồng qua App “Sieudong” nhưng chỉ nhận được 1,2 triệu đồng do app thu lãi, phí dịch vụ và yêu cầu chị phải trả đủ số tiền 3 triệu đồng trong vòng 7 ngày, nếu chậm nộp sẽ phải chịu phí phạt. Đến hạn, chị Y chưa có tiền trả, các đối tượng tiếp tục giới thiệu chị vay tiền qua các app khác để trả nợ. 

Tin nhắn đe dọa mà chị Trang nhận được khi chậm trả nợ cho ứng dụng vay tiền onlineTin nhắn đe dọa mà chị Trang nhận được khi chậm trả nợ cho ứng dụng vay tiền online

Đến ngày 9/6, chị Y đã vay tiền của các app như: “Cây phát tài”, “Vay tốt”, “Ví vui vẻ”, “Trạm tiền”, “Ví chanh”… Tổng số tiền mà chị Y đã phải chi trả cho các app trên đã vượt qua con số 3 triệu đồng. Các đối tượng liên tục còn dùng số điện thoại lạ gọi điện khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, nhắn tin quấy rối bạn bè, người thân, đồng nghiệp, gây sức ép để chị Y trả tiền. Do lo sợ, chị Y đã vay tiền của bạn bè, người thân để trả cho nhưng số tiền “lãi mẹ đẻ lãi con”liên tục tăng khiến chị Y không còn đủ khả năng trả nợ. 

Để tránh sập bẫy của app "tín dụng đen" và rơi vào các trường hợp trên, Bộ Công an khuyến cáo khi có nhu cầu vay tiền qua app, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có đầy đủ thông tin như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xử lý các hoạt động liên quan "tín dụng đen". Đồng thời, có các văn bản đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quản lý loại hình công ty cho vay trực tuyến, vay ngang hàng...

PHẠM NGỌC

 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.