Việc bắt chó thả rông cần duy trì thường xuyên

NGUYỄN THỊ LOAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2022-2030. Tiếp đó, Hà Nội đã thành lập gần 600 đội bắt chó thả rông theo sự tham mưu của Chi cục Thú y thành phố.

Việc bắt chó thả rông trên địa bàn trong những ngày gần đây đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số người dân, nhất là với những người không nuôi chó, thậm chí là với cả những người có nuôi chó nhưng có ý thức, không để chó thả rông.

Đúng là khi trên đường phố, vườn hoa, công viên, những nơi công cộng khác không còn chó thả rông đã giúp cho người dân cảm thấy an toàn. Việc này cũng sẽ hạn chế nguy cơ người tham gia giao thông gặp tai nạn khi phải dừng phương tiện gấp khi gặp chó thả rông bất thình lình chạy ngang qua đường. Ngoài ra là bớt lo hiểm họa bị chó cắn, lây truyền virus bệnh dại chết người. Chưa kể, chó thả rông còn phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. 

Việc bắt chó thả rông cần duy trì thường xuyên - ảnh 1
Không nên để chó thả rông nơi công cộng gây nguy hiểm cho người dân
Ảnh minh họa: int

Theo tôi, việc bắt chó thả rông phải được duy trì thường xuyên, bởi nếu chỉ làm theo đợt, theo chiến dịch thì hiệu quả sẽ không cao và lâu dài. Khi chiến dịch rầm rộ qua đi, có khả năng những người dân nuôi chó thiếu ý thức lại để chó thả rông ra đường, ra nơi công cộng. 

Tôi được biết, cách đây mấy năm, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã từng ra quân truy bắt chó thả rông, rồi chiến dịch này duy trì được một thời gian ngắn, rồi lại rơi vào… “im ắng” và sau đó chó thả rông lại chạy trên đường phố.

Cùng với đó, tôi cũng kiến nghị cần nâng cao công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân nuôi chó tuân thủ các quy định đã đề ra (đăng ký với phường, xã nếu nuôi chó/mèo, tiêm phòng cho chó, mèo đầy đủ, khi dắt chó ra nơi công cộng phải có giọ mõm, xích  cổ…). Bởi một khi người nuôi chó có ý thức thì nơi công cộng sẽ không còn chó thả rông và việc duy trì đội bắt chó thả rông có lẽ cũng không còn cần thiết nữa…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

Nhiều công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp

(PNTĐ) - Những công trình nhà 2 tầng kiên cố, nhà cấp 4, nhà xưởng… mới “mọc lên” trên đất nông nghiệp tại thôn Đoàn Xá, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa vẫn đang tồn tại và chưa bị xử lý dứt điểm khiến dư luận bức xúc. Người dân hoài nghi về tính nghiêm minh trong công tác quản lý của đơn vị chức năng và chính quyền địa phương.
20 năm vẫn chưa về đích, người dân chưa thể an cư

20 năm vẫn chưa về đích, người dân chưa thể an cư

(PNTĐ) -17 hộ dân ở thôn 5, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất (Hà Nội) di dời từ nơi ở cũ đến nơi ở mới tại khu tái định cư Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, họ đang sống trong điều kiện nhiều khó khăn từ đường giao thông, điện, nước sinh hoạt... Đây cũng là lý do khiến hàng trăm hộ dân đã bàn giao đất để thực hiện dự án nhưng “chưa dám” về ở tại khu tái định cư.
Tự ý “bắc cầu” qua đường dân sinh, coi thường pháp luật

Tự ý “bắc cầu” qua đường dân sinh, coi thường pháp luật

(PNTĐ) -Bức xúc về việc xuất hiện một “cây cầu” nối hai toà nhà cao tầng tại số 310 phố Lạc Trung (phường Vĩnh Tuy) và số nhà 45, ngõ 651 phố Minh Khai (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), người dân ở khu vực này đã phản ánh tới Báo Phụ nữ Thủ đô tố cáo sự việc vi phạm trật tự xây dựng, làm mất mỹ quan đô thị.
Yêu cầu UBND xã La Phù kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân

Yêu cầu UBND xã La Phù kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân

(PNTĐ) -Báo Phụ nữ Thủ đô số 34 ra ngày 23/8/2023 có bài: “Trở lại vụ việc xâm phạm tại cụm di tích đình, chùa xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội): Bao giờ Cụm di tích lịch sử quốc gia được “cứu”?” phản ánh về hộ gia đình ông Trịnh Đắc Chí xây dựng nhà cao tầng xâm phạm Cụm di tích lịch sử quốc gia đình, chùa xã La Phù nhưng không bị xử lý dứt điểm. Sau khi bài báo đăng, ngày 25/8/2023, UBND huyện Hoài Đức đã ra Kết luận số 3021/KL-UBND kết luận trách nhiệm để xảy ra tồn tại trên thuộc về ông Nguyễn Hữu Khoa - Chủ tịch UBND xã La Phù, Ban Quản lý di tích xã La Phù và công chức xã.
Cần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân

Cần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân

(PNTĐ) - Theo “tiếng gọi” mời đầu tư của UBND xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, gia đình ông Hoàng Ngọc Đoàn và bà Nguyễn Thị Thật đã tham gia đấu thầu diện tích đất vùng bãi ven sông Hồng và mạnh dạn đầu tư dự án trang trại gà đẻ trứng từ năm 2011. Đến nay, gia đình bà Thật đang phải đối diện với việc phải thu dọn tài sản, trả lại mặt bằng. Điều này khiến gia đình hoang mang, lo lắng, bức xúc và phản ánh đến Báo Phụ nữ Thủ đô.