Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai: Tự ý san nền, dựng chợ đầu mối trái phép

Chia sẻ

Theo phản ánh của người dân ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, nhiều ngày qua, lợi dụng tình hình mưa bão, một nhóm người đã sử dụng máy xúc tự ý san nền trên một mảnh đất rộng hàng nghìn m2 ngay sau trụ sở UBND xã. Việc làm này được chính quyền khẳng định là trái phép.

Theo phản ánh của người dân, chiều ngày 13/10, khi phát hiện một nhóm người lạ và nhiều máy xúc ngang nhiên san nền ở khu đất rộng hàng nghìn m2, người dân đã giám sát và quay clip ghi hình làm bằng chứng để báo cáo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, một số đối tượng đã doạ nạt và có hành vi thách thức việc giám sát này của người dân.

Một người dân cho biết: “Chúng tôi nhận thấy việc san nền này là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 và có dấu hiệu xây dựng không phép nên ghi nhận để kịp thời báo cáo chính quyền địa phương”.

Trước đó, khi thực hiện giãn cách xã hội, khu đất rộng hàng nghìn m2 đã bí mật được san lấp. Đáng chú ý là khu đất có vị trí ngay sau UBND xã. Người dân đã phát hiện và phản ánh về vi phạm này tới chính quyền xã. Sau đó, các máy xúc đã được “đắp chiếu”, các xe tải chở đất và phế thải xây dựng cũng “biến mất”. Song khu đất trên cũng đã kịp dựng được hàng cột điện chiếu sáng. Một vài tiểu thương quang khu vực cũng đã biết đến việc san đất để làm chợ nên đã “rỉ tai” nhau tìm đến mua bán chỗ ngồi.

Máy xúc thực hiện san nền ở khu đất được cho là làm chợ đầu mốiMáy xúc thực hiện san nền ở khu đất được cho là làm chợ đầu mối

Về mục đích san lấp khu đất trên, nhiều người cho là để làm chợ đầu mối. Trong đó, một số người đã đưa tin truyền miệng tới các tiểu thương rằng “nếu không mua nhanh sẽ không có giá hời, vị trí đẹp…”.

Người dân thông tin rằng chưa biết có dự án xây dựng chợ đầu mối ở vị trí đang được san nền và đây là dấu hiệu tự ý làm trái phép. Cách đây 3 năm cũng trên địa bàn xã đã xảy ra sự việc tương tự. Lợi dụng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2018, một số cá nhân đã tự ý san lấp đất trái phép, xây dựng ki ốt để tổ chức họp chợ. Khu chợ tự mọc đó có diện tích hàng nghìn m2, thuộc thôn Khê Tang, vị trí nằm ngay sát trụ sở UBND xã và đường nội đô KĐT Thanh Hà Cienco 5.

Khu chợ tự mọc này còn nằm dưới đường điện cao thế và đường nước phục vụ sinh hoạt. Sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, cũng bằng nguồn rỉ tai truyền miệng, một số tiểu thương đã mua ki-ốt mà không hay biết đây là khu chợ không có phép xây dựng. Tiếp đó, một số cá nhân xây dựng ki-ốt còn cắm biển khu chợ Xanh Thanh Hà và tung tin đây chính là khu chợ đầu mối để tập hợp các khu chợ khác trong thành phố về buôn bán. Sau khi các cơ quan báo chí vào cuộc, huyện Thanh Oai đã khẳng định, huyện không có chủ trương mở chợ đầu mối tại khu vực trên và chỉ đạo xã Cự Khê phá dỡ những công trình xây dựng chợ trái phép để yên lòng dân.

Trở lại với sự việc san lấp nền để làm chợ đầu mối tại xã Cự Khê hiện nay đang được người dân phát hiện và báo cáo chính quyền địa phương, ngày 20/10, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Thanh Oai cùng UBND xã Cự Khê đã có biên bản làm việc yêu cầu chấm dứt việc san nền trái phép trên và công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 tạm dừng ngay việc san lấp trái phép, tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh cho đến khi bảo đảm các quy định pháp lý, theo đúng trình tự pháp luật.

Theo ông Đỗ Quang Huy, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Oai, về mặt chủ trương, theo quy hoạch đến năm 2030, huyện Thanh Oai chỉ có 1 chợ đầu mối, hiện đang trong quá trình giải phóng mặt bằng tại khu vực Ba La – Bông Đỏ giáp với quận Hà Đông. Tại khu vực xã Cự Khê, Huyện không chủ trương xây dựng chợ đầu mối mà tập trung làm công trình phúc lợi xã hội xây dựng trường học trên khu đất xen kẹt giữa đô thị Cienco 5 và xã Cự Khê. Hoạt động san lấp và thông tin xây dựng chợ là trái phép và UBND Huyện sẽ xử lý nghiêm.

HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.