Xã Kim Lan (huyện Gia Lâm-Hà Nội): Bao giờ xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng lấn chiếm lòng đường

ĐÌNH VƯỢNG-HOÀNG VIỆT
Chia sẻ

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn kiến nghị của một số người dân xã Kim Lan, huyện Gia Lâm phản ánh bức xúc về việc một số hộ bày bán hàng lấn chiếm lòng đường, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, nhất là giờ tan tầm.

Xã Kim Lan (huyện Gia Lâm-Hà Nội): Bao giờ xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng lấn chiếm lòng đường  - ảnh 1

Tình trạng mua bán hàng lấn chiếm lòng đường ở xã Kim Lan (ảnh Đ.V)

Ghi nhận thực tế trên trục đường chính vào xã Kim Lan, đoạn gần trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Kim Lan đến Hợp tác xã Dịch vụ Công nông nghiệp xã Kim Lan (đi qua địa bàn thôn 2, thôn 3) có chiều dài chừng 300m có bề ngang hẹp, không có vỉa hè, hai bên nhà dân xuống thẳng lòng đường.

Một số người dân phản ánh, từ 6 giờ đến 8 giờ sáng hằng ngày, trên đoạn đường ngắn này thường trở nên lộn xộn do một số người bày hàng bán, nhiều người dừng đỗ xe mua hàng.

Các sản phẩm được bày bán chủ yếu là thực phẩm tươi sống, hàng tạp hóa được đặt trên xe, thúng và cả bày trên nền đất,… có khoảng hơn chục hàng bán tại đây.

Trong khi đó, cách đoạn đường này khoảng 500m là chợ tạm Kim Lan được xây dựng từ năm 2019 có diện tích 10.000m2. Ban quản lý chợ Kim Lan cũng mời và hứa không thu phí đối với những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn vào chợ kinh doanh.

Điều đáng nói là tuyến đường này có xe buýt chạy qua, mỗi khi vào giờ cao điểm thì việc di chuyển của người dân và phương tiện qua đây bị ảnh hưởng, lái xe rất khó khăn và nhiều bức xúc trong việc vượt qua, thậm chí tình trạng giao thông trở nên lộn xộn.

Bày tỏ về bức xúc mỗi khi di chuyển qua đoạn đường này vào đúng giờ cao điểm, anh Nguyễn Đức Thiện (xã Kim Lan) cho rằng, đoạn đường dài khoảng 300m, chiều rộng khoảng 5m lại không có vỉa hè nên những người bán, mua hàng đứng tràn ra đường khiến phương tiện di chuyển khó khăn, gây mất trật tự an toàn giao thông.

Những khi xe buýt đi qua thường gặp khó trong việc di chuyển qua đoạn đường hẹp này. “Mỗi khi di chuyển qua đây người dân chúng tôi rất bức xúc và mong chính quyền nhanh chóng giải quyết triệt để tình trạng này”- anh Thiện chia sẻ.

Bức xúc về vấn đề chưa được giải quyết, ngày 4/3/2023, người dân và các tiểu thương đã gửi đơn kiến nghị lên Chủ tịch UBND xã Kim Lan nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi.

Trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã khẳng định việc một số hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường như người dân phản ánh là có xảy ra, song không nhiều. Hơn nữa đó chủ yếu là người cao tuổi tranh thủ bán mớ rau, con cá nên chính quyền “không nỡ đuổi và phạt” họ.

Xã cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo 197, giao Công an xã chủ trì xử lý việc này, tổ chức ra quân kiểm tra, tuần tra xử lý vi phạm. Tuy nhiên cũng chưa thể “dẹp” được triệt để vì toàn bà con lối xóm, số lượng không nhiều, vi phạm chưa phải lớn...

Ghi nhận thực tế, phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô nhận thấy, những người bán hàng ở đoạn đường này không chỉ có người cao tuổi như Chủ tịch xã Kim Lan Nguyễn Mạnh Hà trao đổi mà còn có những người tuổi còn trong độ tuổi lao động. Qua tìm hiểu, được biết có những người đã từng kinh doanh tại chợ Kim Lan, nhưng khi thấy đoạn đường này tiện đường, bán được nhiều hàng và không bị ngăn cấm nên người thì bỏ chỗ tại chợ, người thì bán ở cả hai nơi.

Khi được hỏi về kết quả giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường tại đoạn đường này cũng như trên địa bàn xã, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết đã giao cho đơn vị Công an xã; còn việc bày bán hàng của các hộ chủ yếu là tại nhà hoặc nhà thuê ở đó, người mua phải đứng dưới lòng đường vì ở đây không có vỉa hè. Tuy nhiên, số lượng người bán không nhiều nên không ảnh hưởng quá đến việc đi lại của nhân dân.

Như vậy, việc một số hộ bán hàng đang khiến nhiều người dân bức xúc phản ánh đến chính quyền vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Việc lấn chiếm lòng đường bán hàng dù “không nhiều” như lời Chủ tịch UBND xã Kim Lan trao đổi, song thiết nghĩ, chính quyền địa phương cũng cần sớm giải quyết triệt để tình trạng trên.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.