Tôi là Malala - Hành trình bảo vệ ước mơ đến trường của một cô gái trẻ

NGUYỄN LAN HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Tôi là Malala - Hành trình bảo vệ ước mơ  đến trường của một cô gái trẻ - ảnh 1

Cuốn hồi ký “Tôi là Malala” như một lời tâm sự mộc mạc và chân thành của Malala - một cô bé tuổi 15 mang đầy ước mơ và khao khát. Em là một bé gái bình thường như bao bé gái khác lớn lên ở thành phố Mingora, trong thung lũng Swat tuyệt đẹp ở Tây Bắc Pakistan.

Giống như bao đứa trẻ khác trên thế giới em cũng mong muốn được đi học, được sống tự do và ước mơ. Và bằng sự dũng cảm của mình em đã cất lên tiếng nói đòi những quyền lợi thiết yếu ấy không chỉ cho em, mà cho toàn bộ trẻ em Pakistan cũng như toàn thế giới.

Pakistan là một đất nước không đề cao vai trò của nữ giới. Tất cả những người phụ nữ xung quanh em đều không biết chữ. Họ sống hoàn toàn lệ thuộc vào chồng. Rất nhiều bé gái không được đến trường.

Nhưng ở trong gia đình Malala thì mọi chuyện rất khác. Bố em, một người Pashtun thật sự lại ghi tên con gái mình vào gia phả, điều chưa từng có tiền lệ trước đó.

Ông mở trường học cho nữ giới và sẵn lòng để Malala được sống tự do như cánh chim trời ngay cả khi em không muốn che mặt mình đi bằng Niqab. Bố và ngôi trường Khushal đã nuôi dưỡng ước mơ học tập từ nhỏ của Malala.

Em đã muốn có trong tay cây bút chì mầu nhiệm để xóa đi hết những bất công. Ngay từ nhỏ, Malala đã quyết định sẽ không kết thúc đời mình bằng những chuỗi ngày chỉ quẩn quanh trong bếp và sẵn sàng bộc lộ những phẩm chất vượt trội của bản thân.

Cái điều tưởng chừng rất đơn giản với trẻ em ở các quốc gia khác là đến trường lại không hề đơn giản đối với trẻ em Pakistan. Malala không chỉ phải vượt qua định kiến xã hội mà còn phải đặt cược cả tính mạng, chỉ để đòi quyền đến trường.

Malala yêu thích việc đến trường hơn tất thảy mọi thứ, đối với em “trường học chính là thiên đường”. Đó là nơi mà các bé gái được sống trong tinh thần dân chủ, ai cũng có quyền nói, và tiếng nói của họ thật sự cần được lắng nghe và tôn trọng. 

Em luôn tin rằng được đi học là quyền hiển nhiên của tất cả mọi người. Bất chấp tất cả mọi hiểm nguy, em vẫn tới trường. Malala còn đề nghị bố để mình viết nhật ký gửi cho đài BBC, nói trước máy quay phóng viên về ước vọng đến trường của những học sinh trạc tuổi em.

Em muốn tìm mọi cách lan rộng tiếng nói của mình cũng như của mọi trẻ em Pakistan đến toàn thế giới. Ngay cả khi Talliban công khai đe dọa tính mạng Malala, em cũng không bỏ cuộc. “Trong khi tất cả mọi người xung quanh khóc, tôi giữ bí mật của riêng mình.

Tôi tự nhủ: “Mình sẽ tiếp tục cuộc hành trình này để đấu tranh cho hòa bình và dân chủ ở đất nước mình”. Và ngày 9/10/2012, em đã suýt mất mạng vì lý tưởng đó: Em bị bắn ở cự li cực gần trên chuyến xe buýt từ trường về nhà.

Sự kiện này khiến Malala buộc phải rời khỏi mảnh đất quê hương, nhưng trái tim em luôn hướng về con người nơi đó, đấu tranh cho những điều tốt đẹp trên quê hương mình. 

“Tôi là Malala” giúp người đọc hiểu thêm về đất nước Hồi giáo, và thực trạng về quyền phụ nữ và trẻ em nữ nơi đây.

Đặc biệt từng trang sách đều ẩn chứa sức sống mạnh mẽ, sự đấu tranh quyết liệt cho quyền được học tập của phụ nữ của cô bé Malala. Đọc sách, người đọc sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Từ cảm giác bất bình cho những quy định hà khắc với phụ nữ đến lo sợ cho cô gái Malala nhỏ bé trong cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa tự do và luật lệ, để rồi thán phục hành trình mà cô gái nhỏ bé ấy trải qua.

Cuốn sách truyền cảm hứng cho các bé gái và phụ nữ hãy biết yêu, biết sống, biết trân trọng và biết đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Cây cam ngọt của tôi”: Khát khao cháy bỏng được yêu thương?

“Cây cam ngọt của tôi”: Khát khao cháy bỏng được yêu thương?

(PNTĐ) -“Cây cam ngọt của tôi” là một cuốn sách rất đáng để đọc. Liệu chúng ta có thể hiểu rằng, đằng sau dáng vẻ nghịch ngợm của một đứa trẻ là những suy nghĩ vô tư, trong sáng, là trí tưởng tượng phong phú mà chúng tạo ra để cảm nhận được niềm vui? Hay những đòn roi, tổn thương mà chúng không đáng được nhận? Đọc cuốn sách, ta như có sự đồng cảm dành cho những đứa trẻ khao khát được yêu thương.
“Trái tim đàn bà” - Phụ nữ yêu thương từ những điều vụn vặt

“Trái tim đàn bà” - Phụ nữ yêu thương từ những điều vụn vặt

(PNTĐ) -Người ta nói, tản văn là ngôn ngữ của trái tim. Đọc những trang viết trong Trái tim đàn bà của Nguyễn Quỳnh Hương, là đi lạc vào trái tim chị với nhiều chiều của nó, nhưng lớn hơn cả là sự nồng ấm, dịu dàng. Chị tinh tế và nhiệt thành trong cách bày biện những câu chuyện của mình. Viết một cách say mê về những điều nhỏ nhặt. Mà những điều nhỏ nhặt ấy lại rất đàn bà.