Vợ "bỏ quên" thiên chức?

Chia sẻ

PNTĐ-Việc nhà, con cái ăn uống đều một tay osin. Vậy nên cứ vắng osin ngày nào là cả nhà đảo lộn, vợ chồng cãi nhau, con cái ăn uống bệ rạc...

 
Mấy ngày cô osin xin về quê, nhà anh hàng xóm trở nên bất thường bởi tiếng chồng quát vợ, vợ quát con ầm ĩ. 8h tối, anh ôm đứa con 2 tuổi cùng với bát cháo sang nhà Thu Vân cầu cứu: "Bác có cách nào dỗ cho cháu ăn hộ em chứ vợ chồng em không tài nào ép nó ăn được. Thường ngày cô osin chỉ cho ăn loáng cái là xong....". Đỡ bát cháo từ tay anh, Thu Vân phần nào hiểu ra nguyên nhân."Cháo nấu thế này thì làm sao cháu nó ăn được, thịt băm to, gạo nấu chưa nhuyễn còn hạt lổn nhổn, lại chẳng có tí rau củ nào thêm vào". "Khổ lắm bác ạ, từ ngày có osin, vợ em coi như khoán trắng việc nội trợ, chăm con. Cứ tình trạng này kéo dài, có ngày vợ chồng ly hôn vì osin về quê mất!".
 
Vợ "bỏ quên" thiên chức? - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Rồi anh kể, từ ngày kết hôn, vợ chồng anh đã định sẵn nhiệm vụ của mỗi người, anh lo phần kinh tế, chị đảm đương việc nội trợ, chăm con. Vì anh làm việc cho liên doanh nước ngoài, thu nhập cao nên không có nhiều thời gian cho gia đình. Chị sinh hai đứa con liền nhau, anh thuê osin để giúp cho vợ. Khi đứa lớn đi mẫu giáo, chị muốn đi làm để thay đổi cuộc sống quẩn quanh trong bốn bức tường, anh đồng ý và xin cho công việc nhàn hạ chỉ phải làm trong 8 tiếng rồi về nhà chăm sóc gia đình. Ai ngờ, sau giờ làm rảnh rỗi chị đi tập thẩm mỹ, hoặc spa, tán ngẫu với bạn bè.
 
Việc nhà, con cái ăn uống đều một tay osin. Vậy nên cứ vắng osin ngày nào là cả nhà đảo lộn, vợ chồng cãi nhau, con cái ăn uống bệ rạc. Anh góp ý vợ cân bằng thời gian để lo việc nhà, gần gũi con cái nhưng chị vẫn chứng nào tật nấy. Càng ngày, vợ anh càng xa dần thiên chức của mình.
 
Thu Vân mang chuyện này ra bàn ở một buổi sinh hoạt CLB phụ nữ. Chị Minh đang làm quản lý cho một nhà hàng nói: "Công việc của tôi lúc nào cũng phải đi sớm về muộn nên bắt buộc phải khoán trắng việc nấu nướng và cho con ăn cho osin. Nhưng khoán trắng không có nghĩa là bỏ rơi hoàn toàn, tôi vẫn giữ thiên chức đó hàng ngày thông qua việc mỗi tối lên thực đơn ăn uống cho cả nhà vào ngày mai, hướng dẫn giúp việc nấu nướng, thay đổi món cho phù hợp khẩu vị của chồng con.
 
Vì vậy dù không trực tiếp làm nhưng tôi vẫn gián tiếp kiểm soát được mọi việc. Ngày nghỉ của vợ chồng tôi là ngày osin được giãn việc. Cả hai vợ chồng tôi đều xác định việc nhà có thể thuê người khác làm hộ nhưng chăm sóc con cái, gần gũi chúng hàng ngày là nghĩa vụ và quyền lợi của cả bố mẹ. Không ai có thể thay thế vai trò ấy dù có bận rộn đến đâu đi chăng nữa".   
 
Chị Thu hiện là chủ của một doanh nghiệp tư nhân thì cho rằng, hiện nay phụ nữ tham gia công tác xã hội cũng bình đẳng như nam giới. Ở một số cương vị, người vợ không thể làm tốt cả hai vai trò cùng một lúc. Việc thuê osin để giảm tải công việc cho họ là cần thiết, người chồng cũng nên hiểu và thông cảm với vợ. Thay vì phê phán vợ đánh rơi thiên chức của mình, người chồng hãy chung tay giải quyết việc đó. Mặt khác, chồng không nên xem nội trợ, chăm con là thiên chức của một mình vợ; nên có osin hay vắng osin việc đó vợ vẫn phải làm.
 
Xem ra, giao việc nội trợ, chăm con cho osin không phải hoàn toàn xấu nếu mỗi người chồng, người vợ luôn xác định đúng vị trí và vai trò của mình trong gia đình.
 
Thu Vân

Tin cùng chuyên mục

Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.
Hè cùng con đọc sách

Hè cùng con đọc sách

(PNTĐ) - Đồng hành cùng con, nhất là vào thời gian hè là điều nhiều cha mẹ quan tâm. Chị Trần Dung (Hưng Yên) vừa là mẹ, vừa là gia sư đã giúp con có mùa hè thoải mái nhưng vẫn bổ ích. Và cách chị chọn chính là trang bị cho con thói quen yêu thích đọc sách trong hè.
Chuyện người gieo mầm hiếm muộn

Chuyện người gieo mầm hiếm muộn

(PNTĐ) - Gần 15 năm “bén duyên” với nghề “làm cha” của những đứa trẻ thụ tinh từ ống nghiệm, BSCKI Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội không nhớ đã có bao nhiêu cặp gia đình được anh hỗ trợ “kiếm con”.