Ba Đình: Trang bị kỹ năng ứng phó khủng hoảng truyền thông cho cán bộ, giáo viên trong thời đại số

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 2/8, hơn 300 lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học mầm non, tiểu học, THCS quận Ba Đình đã được tập huấn về kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông.

Trong bối cảnh thời đại 4.0 như hiện nay, công tác truyền thông nói chung, việc xử lý khủng hoảng truyền thông nói riêng là rất quan trọng, nhất là giai đoạn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới. Nếu thực hiện công tác truyền thông tốt, phụ huynh sẽ hiểu hơn và sẵn sàng đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục.

Ba Đình: Trang bị kỹ năng ứng phó khủng hoảng truyền thông cho cán bộ, giáo viên trong thời đại số - ảnh 1
Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu - Phó đội trưởng Đội phòng chống tội phạm công nghệ cao - Phòng cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội báo cáo tại buổi tập huấn

Xuất phát từ thực tế đó, sáng ngày 2/8, Trung tâm Chính trị quận Ba Đình phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ba Đình tổ chức buổi tập huấn kinh nghiệm và kỹ năng xử lý truyền thông của cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Buổi tập huấn có hơn 300 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường học cùng các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc phòng Giáo dục quận Ba Đình.

Ba Đình: Trang bị kỹ năng ứng phó khủng hoảng truyền thông cho cán bộ, giáo viên trong thời đại số - ảnh 2
Các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình tham gia tập huấn.

Tại buổi tập huấn, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu, Phó đội trưởng Đội phòng chống tội phạm công nghệ cao, Phòng cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội đưa ra những cách xác định khủng hoảng truyền thông; nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông.

Đặc biệt, báo cáo viên đưa ra những điều tối kỵ khi thủ trưởng các cơ sở giáo dục tiếp xúc với báo chí, xử lý khủng hoảng truyền thông là tránh né trách nhiệm, phát ngôn không nhất quán, nói lý lẽ mà không quan tâm đến khía cạnh cảm xúc của công chúng; vội vã trả lời thiếu căn cứ và thiếu hợp tác với báo chí. Từ đó, báo cáo viên đưa ra những cách ứng phó với khủng hoảng truyền thông và kỹ năng tiếp xúc với báo chí, trả lời phỏng vấn hiệu quả.

Cũng tại buổi tập huấn, các cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc giải quyết khủng hoảng truyền thông khi nhà trường gặp sự cố, tự tạo cơ hội để lan tỏa những điều tốt đẹp của nhà trường, xây dựng hình ảnh nhà trường để tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Cần đánh giá tác động của học phí đến học sinh

Cần đánh giá tác động của học phí đến học sinh

(PNTĐ) - Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 dự kiến sẽ tăng từ 3-10%. Nhiều chuyên gia cho rằng cần đánh giá tác động thực tiễn khi tăng mức thu học phí.
Phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(PNTĐ) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên, cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần, bằng sự hỗ trợ, động viên, kết nối để cùng chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ nói chung và với ngành Giáo dục các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nói riêng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phản biện dự thảo Nghị quyết về mức thu học phí

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phản biện dự thảo Nghị quyết về mức thu học phí

(PNTĐ) - Ngày 11/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025. Dự kiến dự thảo Nghị quyết sẽ trình HĐND Thành phố khóa XVI xem xét, thông qua vào kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) của HĐND Thành phố.
Để học thêm không trở thành gánh nặng!

Để học thêm không trở thành gánh nặng!

(PNTĐ) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm. Dự thảo này sau khi được thông qua sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 22/10/2024.