Bảo đảm an toàn thực phẩm ở các bếp ăn trường mầm non

Chia sẻ

Do ảnh hưởng của nắng nóng cao độ, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm hết sức quan trọng đối với sức khỏe người dân, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú.

Các cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú luôn đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ. Ảnh: Thiện TâmCác cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú luôn đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ. (Ảnh: Thiện Tâm)

Chia sẻ với phóng viên, cô Hoàng Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non Chuồn Chuồn Ớt, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm cho biết, ngay từ khi các con đi học trở lại sau giãn cách xã hội do dịch Covid-19 cũng là thời điểm tiết trời chuyển sang hè, để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường sức đề kháng, trường đã lựa chọn các thực phẩm mùa hè thanh mát, giàu vitamin. Đó là bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn cho các bé, giàu chất đạm như thịt, cá… và tất cả các thực phẩm này đều phải bảo đảm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có như vậy mới không bị ngộ độc thực phẩm hay gây hại cho sức khỏe các bé.

Tương tự, Trường mầm non Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông hiện nay hàng ngày cung cấp 450 suất ăn cho các cháu. Trường đã bố trí khu vực sơ chế, khu bếp nấu riêng và đảm bảo quy tắc một chiều sạch sẽ; có chạn ngăn côn trùng động vật. Trong năm học 2019-2020, trường đã lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm an toàn, có uy tín; khi sơ chế, nhân viên nhà bếp dùng găng tay, đeo tạp dề, khẩu trang… Và thực hiện lưu mẫu thức ăn đúng quy định nghiêm ngặt. Đồng thời triển khai khử khuẩn bếp ăn để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh.

Bà Nguyễn Thị Thu An, Hiệu trưởng Trường mầm non Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông chia sẻ, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh thì ngay từ khâu nhận thực phẩm của các nhà cung cấp đã được kiểm soát đảm bảo uy tín, chất lượng, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng; ký cam kết trách nhiệm đầy đủ để học sinh có bữa ăn an toàn và chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Do ảnh hưởng của nắng nóng nên các vi khuẩn, virus dễ phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm tăng cao. Vì vậy, để phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, Trường mầm non Tuổi Hoa, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy đã đưa ra kế hoạch cụ thể trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sống và an toàn. Quá trình giao nhận thực phẩm hàng ngàyluôn được kiểm soát kỹ càng chất lượng, với điều kiện còn tươi, có nhãn mác, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Trẻ đến trường ăn 1 bữa chính buổi trưa và bữa phụ buổi sáng và chiều. Nhà trường đặc biệt đưa những thực đơn thanh mát, nhiều vitamin, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ calo vào thực đơn mùa hè, luôn giữ phương châm “ăn chín, uống sôi”.

Bên cạnh đó, trường cũng thực hiện nghiêm túc các tiêu chí về đảm bảo an toàn thực phẩm: 100% thực phẩm sạch/hữu cơ/ thuận tự nhiên, không chất kích thích, chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, biến đổi gen…; bữa ăn của trẻ đảm bảo đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất; thực đơn, định lượng đảm bảo bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, phù hợp từng độ tuổi…

Được biết, để đảm bảo an toàn thực phẩm, thời gian qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở giáo dục có bếp ăn tập thể, căng tin trường học phải rà soát, bổ sung ngay cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ pháp lý… đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện tổng vệ sinh bếp ăn, căng tin trước khi chế biến.

THIỆN TÂM/Chinhphu.vn

Theo http://thanglong.chinhphu.vn/bao-dam-an-toan-thuc-pham-o-cac-bep-an-truong-mam-non

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.