Cô giáo 8X trải lòng vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó Kỳ Sơn

ANH HOA
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Dạy học không những là trách nhiệm mà còn là ước mơ. Ước mơ được thấy các em học sinh đến trường, được thấy các em giúp quê hương, đất nước” - Đó là tâm niệm của cô giáo Lê Na, trường Phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) THCS Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An khi chia sẻ với phóng viên.

Cô giáo 8X trải lòng vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó Kỳ Sơn - ảnh 1
Cô giáo Lê Na là một trong số 68 giáo viên vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 tới đây

“Nghề giáo viên là một nghề vất vả trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là giáo viên công tác ở vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, vì đường sá cách trở do địa hình đồi núi, vì kinh tế và nhận thức người dân còn nhiều hạn chế… khó khăn trăm bề. Nhưng, với tôi dạy học là sở thích và ước mơ của mình. Vì vậy tôi luôn cảm thấy mình cần có trách nhiệm với nghề, với các em và mong các em tiếp tục theo con chữ để sau này có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho địa phương, đất nước”, cô Lê Na - giáo viên trường Phổ thông DTNT THCS Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An chia sẻ.

Mang sách đến từng nhà học sinh

Trong câu chuyện chia sẻ về nghề, cô giáo Lê Na cho biết, năm 2005, cô tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh và lên nhận công tác tại huyện Kỳ Sơn đến nay được 17 năm. Theo đánh giá của cô giáo có thâm niên công tác tại Kỳ Sơn, đây là một huyện nghèo, quanh năm xảy ra thiên tai nên gia đình các em đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các em phải đi bộ đến trường từ 5 đến 10km, nhiều em học sinh phải nghỉ học để phụ giúp việc nhà cho bố mẹ… Chính vì vậy công tác giảng dạy và học tập lại càng gặp muôn vàn khó khăn. Để làm tốt công tác trồng người, cô và các giáo viên phải thường xuyên tiếp cận tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường.

Cô giáo 8X trải lòng vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó Kỳ Sơn - ảnh 2
Ở Kỳ Sơn nhiều em phải đi bộ đến trường từ 5 đến 10km

Đặc biệt, trong 2 năm dịch COVID-19 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của địa phương về phòng chống dịch, học sinh không đến trường, chỉ học online. Nhưng trường Phổ thông DTNT THCS Kỳ Sơn thì thiếu thốn về cơ sở vật chất nên không có thiết bị hỗ trợ dạy và học online. Để tháo gỡ khó khăn này, cô giáo Lê Na và các giáo viên khác trong trường đã phải mang sách đến từng nhà học sinh để giao bài tập, hướng dẫn và động viên các em cố gắng học cho kịp tiến độ chương trình giảng dạy. Đồng thời cũng là cách để các em học tập thường xuyên, không bị dán đoạn, quên kiến thức.

Những tưởng dịch bệnh qua đi, công việc học tập của cô trò được dần ổn định vào quỹ đạo nhưng cuộc sống không như là mơ. Vừa qua thiên tai lại hoành hành, huyện Kỳ Sơn đã phải trải qua một trận lũ lụt kinh hoàng, cướp đi hàng trăm ngôi nhà của giáo viên và của học sinh. Trận lũ vô cùng thảm khốc đã khiến trang thiết bị học tập của trường bị hư hỏng nặng do nước lũ ngập và cuốn trôi… Ở Kỳ Sơn, khó khăn này vừa qua thì khó khăn khác lại ập đến, nên cô giáo Lê Na và những giáo viên ở nơi đây luôn phải nỗ lực gấp 2-3 lần. “Bằng bầu nhiệt huyết và mong muốn điều tốt đẹp nhất với các em học sinh nên Lê Na và các giáo viên khác không ngại khó, ngại khổ vượt qua những khó khăn, gian khổ để truyền tải nhiều tri thức nhất đến với các em học sinh, để các em sau này có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn…”, cô Lê Na nói.

Cô giáo 8X trải lòng vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó Kỳ Sơn - ảnh 3
Cô giáo Lê Na và các giáo viên khác không ngại khó, ngại khổ vượt qua những khó khăn, gian khổ để truyền tải nhiều tri thức nhất đến với các em học sinh

Đi đầu trong đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học

Để không bị tụt hậu so với đồng nghiệp, đồng thời theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của tri thức thế giới, Lê Na luôn quan tâm chú trọng đến việc trau dồi chuyên môn, tiếp cận những kiến thức mới. “Bản thân tôi không ngừng học tập và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với những đổi mới trong dạy học cũng như kiểm tra đánh giá theo chủ trương của ngành Giáo dục. Tôi luôn nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn với một mục tiêu chung của ngành Giáo dục Kỳ Sơn là từng bước nâng cao chất lượng học sinh miền núi và không để học sinh phải bỏ lại phía sau trên con đường chiếm lĩnh tri thức”, cô Na cho biết.

Cô giáo 8X trải lòng vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó Kỳ Sơn - ảnh 4
Cô giáo Lê Na và các đồng nghiệp bên mái trường Phổ thông DTNT THCS Kỳ Sơn (Nghệ An)

Với tình yêu nghề, say nghề và đam mê với sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Lê Na được đồng nghiệp đánh giá là tấm gương sáng trong việc mạnh dạn áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học… và đạt nhiều kết quả cao.  Thành tích rõ nhất là Cô đã đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 5 lần: 2010, 2011, 2017, 2018, 2021. Nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, năm học 2020 cô giáo Lê Na cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bậc trung học cơ sở. Cô cũng là giáo viên có các sáng kiến, kinh nghiệm nhiều năm liên tục đạt bậc 3 cấp huyện, được đánh giá tốt, ứng dụng vào thực tế và được nhiều đồng nghiệp khác đón nhận. Nhờ đó, cô đã đào tạo ra nhiều học sinh giỏi cấp huyện đạt giải cao và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy. Thành quả đó không chỉ dành riêng cho bản thân cô Lê Na mà còn là nguồn động viên lớn lao để giáo viên huyện nhà cùng vươn lên vì học trò và để  được sống với niềm đam mê, khát khao chống hiến cho “sự nghiệp trồng người”.

“Giáo viên không chỉ là người dạy kiến thức 1 môn học, mà còn qua hoạt động giáo dục, nhằm trang bị kỹ năng, giá trị sống cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong các hoạt động. Ngược lại, giáo viên cũng sẽ được tiếp thêm lửa nghề, hạnh phúc với từng thành quả mà học sinh đạt được”, cô Lê Na chia sẻ.

Với cô Lê Na hạnh phúc là khi thấy học sinh của mình thành đạt, bước tới vinh quang, đạt được nhiều thành tựu. Cô mong muốn những thế hệ học sinh của cô sau này sẽ thành công và giúp quê hương Kỳ Sơn ngày càng giàu đẹp hơn. “Với những thành tích đã đạt được tôi vô cùng tự hào và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa, lan tỏa, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tinh thần vượt khó khăn để thành công trong công tác giáo dục đến các đồng nghiệp của mình” – Lê Na mong muốn.

Cô giáo 8X trải lòng vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó Kỳ Sơn - ảnh 5

Cô giáo Lê Na sinh năm 1982, có 17 năm với sự nghiệp trồng người, trong đó có 15 năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An. Cô là một trong số 68 giáo viên vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức dịp Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm nay.

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

(PNTĐ) - Thời điểm này, nhiều trường đại học đã bắt đầu triển khai thực hiện xét tuyển sớm đại học. Theo đó, nhiều học sinh dù chưa tốt nghiệp THPT nhưng đã có đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ... Tuy nhiên, nếu không cẩn thận những học sinh này cũng có thể rơi vào cảnh đỗ thành trượt.
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

(PNTĐ) - Trong 3 ngày (20, 21, 22/3/2024), tại tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024. Kết quả tại cuộc thi này, học sinh thành phố Hà Nội đã xuất sắc giành 2 giải Nhất, 1 giải Ba.