Giáo dục Việt Nam năm 2022: Năm mới-mong đợi mới

Chia sẻ

Năm 2022 tới, cùng mang theo nhưng kỳ vọng cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô ghi lại cảm xúc, mong muốn của một số nhân vật “truyền cảm hứng” trên lĩnh vực giáo dục.

Mong đời sống giáo viên được quan tâm hơn

Giáo dục Việt Nam năm 2022: Năm mới-mong đợi mới - ảnh 1 Cô giáo Hà Ánh Phượng-ảnh: NVCC

Cô giáo - top 10 giáo viên toàn cầu Hà Ánh Phượng đã được biết tới nhiều trong năm 2020 với mô hình lớp học xuyên biên giới. Năm 2021, cô tiếp tục trở thành tấm gương truyền cảm hứng tiêu biểu khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và được nhận giải giáo viên xuất sắc do Công chúa Thái Lan trao tặng.

Cô Phượng chia sẻ: Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức nhưng ngành giáo dục đã biến thách thức thành cơ hội. Tôi đánh giá cao các sáng kiến về chuyển đổi số, thích ứng linh hoạt để đảm bảo mục tiêu vừa dạy học vừa chống dịch… Nhiều chương trình nhân văn như “Sóng và máy tính cho em”, “Điều ước cho em” đã góp phần san sẻ khó khăn với các học sinh nghèo, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa… giúp các em viết tiếp ước mơ được đi học.

Tuy nhiên theo tôi hiện vẫn còn một số vấn đề đang đặt ra mà ngành giáo dục cần quan tâm. Đó là đời sống của giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên ở vùng núi, vùng sâu, xa vẫn còn nhiều khó khăn; chưa có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi với giáo viên ở vùng khó. Bên cạnh đó là an ninh mạng đối với học sinh trong bối cảnh hội nhập, học sinh tiếp xúc nhiều với internet, mạng xã hội.

Tôi mong muốn năm 2022, ngành Giáo dục sẽ có giải pháp cải thiện đời sống giáo viên để giáo viên an tâm cống hiến với nghề, thu hút học sinh giỏi theo học ngành Sư phạm, quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó để đảm bảo cơ hội, sự bình đẳng trong giáo dục; cùng với kiến thức văn hóa, các nhà trường quan tâm hơn nữa đến trang bị kỹ năng sống cho học sinh.

Cần xây dựng tư duy phản biện cho học sinh

Năm 2021, Nguyễn Đắc Hoàng, là 1 trong 5 bạn trẻ được đại học Fulbright Việt Nam cấp học bổng cho 4 năm học nhờ thành tích học tập tốt và những đóng góp hiệu quả cho cộng đồng về bình đẳng giới.

Giáo dục Việt Nam năm 2022: Năm mới-mong đợi mới - ảnh 2Nguyễn Đắc Hoàng- Ảnh: NVCC

Nguyễn Đắc Hoàng bày tỏ: Năm 2021, giáo dục Việt Nam có một số điểm sáng như nỗ lực dạy học trong điều kiện có dịch với phương châm “dừng đến trường chứ không dừng việc học”, hỗ trợ, quyên tặng thiết bị học tập cho học sinh chưa có thiết bị để học trực tuyến.

Về điểm chưa làm được tôi thấy, vấn đề về tư duy phản biện đã được nhắc đến nhiều trong giáo dục Việt Nam những năm gần đây nhưng việc thực hành, áp dụng chưa hiệu quả. Vì vậy, sang năm 2022, tôi xin đề xuất giáo dục Việt Nam sẽ có giải pháp xây dựng tư duy phản biện cho học sinh. Một trong những phương thức hiệu quả nhất là có những buổi đối thoại trực tiếp, thẳng thắn, dân chủ giữa học sinh - giáo viên, bắt đầu với chính những vấn đề nội quy của lớp.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 theo hướng ổn định, bám sát với chương trình giảm tải. Tuy trao quyền chủ động tuyển sinh cho các trường đại học, nhưng Bộ cũng cần có biện pháp chấn chỉnh, khuyến khích các trường cân đối chỉ tiêu tuyển sinh dành cho phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế và các phương thức khác. Tránh để tình trạng như năm vừa qua, nhiều học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, không đủ điều kiện ôn luyện và tham gia thi các chứng chỉ quốc tế đã bị lỡ cơ hội xét tuyển một số nguyện vọng.

Đề xuất có thêm các chính sách trọng dụng nhân tài

Năm 2021, Trần Thùy Linh là Thủ khoa đầu ra xuất sắc của trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Linh còn là đại biểu của lãnh đạo thanh niên trẻ Việt Nam tham dự “Hội nghị thanh niên khu vực Đông Nam Á” và nhận được bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thùy Linh đã được đặc cách học thẳng lên tiến sĩ mà không cần qua bậc thạc sĩ. Thùy Linh chia sẻ:

Giáo dục Việt Nam năm 2022: Năm mới-mong đợi mới - ảnh 3Trần Thùy Linh- Ảnh: NVCC

Hiện nay không ít sinh viên xuất sắc tiêu biểu tốt nghiệp các trường đại học trên toàn quốc có mong muốn được làm việc tại các vị trí, cơ quan ban ngành để đóng góp tri thức và tâm huyết của mình phục vụ cho xã hội. Đây là lớp những thế hệ trẻ tiềm năng có tài năng, quyết tâm và nghị lực cống hiến. Tuy nhiên, cơ hội dành cho nguồn lực này còn hạn chế, nhất là khi đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Em mong rằng, trong thời gian tới, đất nước ta sẽ có những chính sách, cơ chế trọng dụng nhân tài phù hợp, cụ thể hơn để tránh tình trạng chảy máu chất xám. Chẳng hạn như đối với các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp, dù không còn cơ chế tuyển thẳng vào các cơ quan Nhà nước như trước đây, song vẫn cần có thêm các chính sách để thu hút, động viện họ tham gia vào các kỳ tuyển dụng. Đối với những trường hợp như thế, em tin rằng các bạn sẽ sẵn sàng tham gia thi tuyển để qua đó chứng minh năng lực của mình.

Bên cạnh đó, một điều các bạn trẻ như chúng em cần hơn cả, đó là được trao cho cơ hội và niềm tin. Ngoài ra, chúng ta có cũng cần có một cơ chế thích hợp để sàng lọc và giữ chân nhân tài thì mới tạo động lực cho những bạn trẻ thế hệ tiếp theo quyết tâm vươn lên không ngừng để hoàn thiện bản thân, cũng như luôn giữ được nhiệt huyết, mong muốn đóng góp sức mình cho xã hội và đất nước.

HOÀNG LAN (ghi)

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…