Mỗi giáo viên sẽ được quản lý bằng mã số định danh riêng

Chia sẻ

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa nghiệm thu cơ sở dữ liệu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục...

 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa nghiệm thu cơ sở dữ liệu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đội ngũ giáo viên được xây dựng và đưa vào sử dụng trong toàn ngành. 
 
 
Mỗi giáo viên sẽ được quản lý bằng mã số định danh riêng - ảnh 1

 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, tới đây, mỗi giáo viên có một mã số định danh riêng để chính họ là người kê khai, bổ sung hay thay đổi các thông tin cần thiết.
 
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ giúp lưu trữ đầy đủ thông tin của đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, giúp các cơ quan quản lý giáo dục quản lý hiệu quả đội ngũ giáo viên.
 
Đến nay, cơ sở dữ liệu đã được triển khai tại 63 sở GD-ĐT, 710 phòng GD-ĐT và 52.900 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước. Mỗi đơn vị được cấp một tài khoản quản trị để quản lý và sử dụng hệ thống. 
 
Với dữ liệu hiện tại, các cấp quản lý có thể tra cứu, khai thác thông tin về số lượng đội ngũ từng cấp học theo từng tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã và nhà trường; theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giới tính, dân tộc, đảng viên, trình độ ngoại ngữ, tin học...
 
Cơ sở dữ liệu này cũng cho phép thống kê kết quả đánh giá theo chuẩn đến từng tiêu chí và tra cứu hồ sơ chi tiết của từng nhân sự. Đặc biệt, hệ thống chỉ ra được thực trạng thừa - thiếu giáo viên theo định mức, theo môn học của từng trường học, quận, huyện và tỉnh, thành phố. Ngoài ra, dữ liệu này còn phục vụ việc thiết kế bảng lương mới cho đội ngũ nhà giáo và thu thập dữ liệu về bình đẳng giới...
 
Theo Hà Nội Mới

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.