Ngăn ngừa ma túy xâm nhập học đường

Chia sẻ

Hiện nay, chưa có bộ tài liệu chính thống, đầy đủ nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học phòng, chống ma túy một cách hiệu quả để giảm thiểu tác hại của ma túy trong học đường và xã hội…

Buổi tuyên truyền phòng, chống ma tuý của trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân)Buổi tuyên truyền phòng, chống ma tuý của trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân)

Đó là ý kiến của TS. Lê Thị Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại Hội thảo góp ý cho “Bộ tài liệu giáo dục phòng, chống ma túy đối với học sinh Trung học” do Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp Viện nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy PSD tổ chức mới đây.

Việc xây dựng tài liệu và tổ chức tuyên truyền nâng cao kiến thức kỹ năng phòng, chống ma túy trong trường học là một trong các nội dung mà PSD phối hợp với Bộ GD-ĐT thực hiện. “Bộ tài liệu giáo dục phòng, chống ma túy đối với học sinh trung học” bao gồm 4 cuốn. Ngay sau khi Viện PSD hoàn thành Bộ tài liệu, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành thành lập Hội đồng Thẩm định để đánh giá nội dung, hình thức… sớm đưa Bộ tài liệu vào sử dụng trong đầu năm học 2020.

Theo ông Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện PSD cho biết, hiện nay nước ta có hơn 200 nghìn người sử dụng ma túy và ngày càng trẻ hóa. Điều này sẽ trở thành thảm họa nếu như không nỗ lực ngăn chặn. Ông Tuấn hy vọng, sau khi được ban hành, Bộ Tài liệu sẽ phục vụ được rất nhiều nhóm đối tượng, lứa tuổi khác nhau, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Tính trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam có thêm khoảng 10 vạn người nghiện ma tuý. Điều đáng lưu ý, trong số đó, có khoảng 70% số người nghiện dưới 30 tuổi; 5% người sử dụng ma túy ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), riêng trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 50%. Thực trạng trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ ma túy xâm nhập học đường.

Khi tìm hiểu và đánh giá nhận thức của phụ huynh học sinh và giáo viên về kiến thức cũng như kỹ năng hỗ trợ xử lý tình huống khi nghi ngờ và phát hiện con em mình sử dụng chất gây nghiện qua khảo sát trên 1.100 học sinh các trường phổ thông ở 5 quận của TP Hà Nội và một số địa phương khác, Viện PSD thu được kết quả: Còn rất ít giáo viên, phụ huynh và học sinh biết về tác hại của ma túy. 32,5% phụ huynh học sinh và giáo viên không biết về các loại ma túy và tác hại của các loại ma túy; 29,5% có hiểu biết một chút; 25% biết khá rõ và 13% biết rõ về ma túy. Tuy nhiên, phần lớn kiến thức mà phụ huynh và giáo viên hiểu về ma túy mới chỉ dừng lại ở việc ma túy là chất gây nghiện, có tác động tiêu cực đến người sử dụng, còn hiểu và nhận diện đó là loại ma túy nào và tác hại ra sao, gây hậu quả thế nào với người sử dụng thì hầu như chưa nắm vững. Bên cạnh đó, kỹ năng nhận diện và xử lý khi nghi ngờ con em mình có dấu hiệu sử dụng ma túy, cũng chiếm tỷ lệ rất thấp.

Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an, Đại diện Hội đồng cố vấn bộ tài liệu cho biết, phòng, chống ma túy trong lứa tuổi học sinh là một vấn đề mà UBQG Phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm, các cấp các ngành, đặc biệt là phụ huynh học sinh rất quan tâm, vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. “Cần phải có tài liệu hướng dẫn kỹ năng cho các em và những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ các em hàng ngày như gia đình, nhà trường. Tình hình tội phạm ma túy ngày càng có nhiều diễn biến mới, nhiều loại ma túy hơn, cách thức sử dụng đa dạng hơn, thủ đoạn tinh vi hơn. Việc UBQG chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn giúp cho học sinh ở lứa tuổi trung học, lứa tuổi nhạy cảm nhất, dễ bị ma túy xâm nhập nhất là hết sức cần thiết”, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương nhấn mạnh.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch hoạt động cùng con của “mẹ bỉm”

Kế hoạch hoạt động cùng con của “mẹ bỉm”

(PNTĐ) - Trước giờ, nghe đến cụm từ “kế hoạch” chúng ta hẳn sẽ nghĩ rằng dành cho người lớn. Nhưng theo “mẹ bỉm” Hồng Phấn (trú tại TP Hồ Chí Minh) xây dựng kế hoạch tuần để áp dụng cho con là việc làm khoa học, cần thiết.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm Ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.