UBND huyện Quốc Oai thanh tra lại sự việc

Chia sẻ

Những ngày qua, sự việc lùm xùm xảy ra ở trường tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội “nóng” trong dư luận. Phía nhà trường và phụ huynh học sinh phản ánh cô giáo Nguyễn Thị Tuất, người đứng tên trong lá đơn dài 13 trang tố cáo bị nhà trường trù dập trong nhiều năm.

UBND huyện Quốc Oai thanh tra lại sự việc - ảnh 1

Những ngày qua, sự việc lùm xùm xảy ra ở trường tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội “nóng” trong dư luận. Phía nhà trường và phụ huynh học sinh phản ánh cô giáo Nguyễn Thị Tuất, người đứng tên trong lá đơn dài 13 trang tố cáo bị nhà trường trù dập trong nhiều năm, không có đủ năng lực giảng dạy, thiếu đạo đức nhà giáo, một số ý kiến lại cho rằng cách ứng xử của học sinh và phụ huynh học sinh trong vụ việc này cũng “không tốt đẹp” gì.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuất đã “kêu cứu” trước khi gửi đơn lên cơ quan chức năng trình bày việc mình và chồng bị trù dập. Cụ thể, cô bị nhà trường hạ thấp chất lượng giảng dạy, bị phân công giảng dạy môn không phải thế mạnh về chuyên môn, bị điều làm các công việc như vệ sinh, trực công tác phòng dịch, làm giáo viên dự bị... Trong khi đó, bản thân cô từng có 6 năm liền là chiến sĩ thi đua từ năm học 2012 đến năm 2018. Sự việc càng trở nên đáng buồn hơn khi cô giáo này còn tố cáo chính học sinh khối lớp 5 của mình có hành vi quậy phá, hành hung khiến cô bị thương.

Ngược lại với lời “kêu cứu” của cô Tuất, trong thông báo của UBND huyện Quốc Oai lại kết luận vụ việc theo chiều hướng khác. Đó là qua xác minh cho thấy về chất lượng giảng dạy của cô Tuất được thể hiện tại kết quả kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ 1 năm học 2020-2021 không cao, thể hiện ở môn Lịch sử - Địa lý lớp 4, lớp 5 do cô Tuất giảng dạy có tỷ lệ học sinh xếp loại Hoàn thành tốt thấp hơn nhiều so với bình quân chung của huyện (Khối 4: 0% (Huyện 41,5%): Khối 5: 9% (Huyện 41,5%). Tỷ lệ học sinh xếp loại Chưa hoàn thành môn học lại cao so với tỷ lệ bình quân chung của huyện (Khối 4: 59,7% (Huyện 2,9%); Khối 5: 16,27% (Huyện 0,96%). Ngoài ra, kết luận cũng cho thấy cô giáo Tuất cũng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một người giáo viên trong việc tổ chức lớp học cũng như có những hành vi thiếu chuẩn mực, thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với công việc, nhất là đối với học sinh làm ảnh hưởng uy tín nhà giáo. Từ kết quả xác minh như trên, UBND huyện chỉ đạo Trưởng phòng GD-ĐT huyện, giao Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn B kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với cô Tuất.

Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh học sinh lớp 5 trong giờ dạy của cô Tuất lại có hành vi túm năm tụm ba, thậm chí cướp bút của cô, nghịch phá trong giờ. Một số người lập tức đặt câu hỏi, chưa biết đạo đức, trình độ của cô giáo ra sao, nhưng việc các học sinh có hành vi vi phạm trật tự trong lớp học như vậy cũng là không thể chấp nhận.

Ngày 29/3, UBND huyện Quốc Oai đã công bố quyết định thanh tra liên quan đến đơn thư tố cáo của cô Nguyễn Thị Tuất sau khi có những phản ánh từ báo chí. Trước đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đã vào cuộc, phối hợp với UBND huyện thanh tra lại toàn bộ sự việc mặc dù trước đó UBND huyện Quốc Oai cũng đã tiến hành thanh tra đơn thư tố cáo của cô Tuất. Tuy nhiên, sau khi nhận được văn bản trả lời, cô Tuất vẫn tiếp tục thắc mắc và không đồng tình với kết luận nên Sở phải lập đoàn để thanh tra lại.

Câu trả lời cuối cùng của sự việc đang ở phía trước. Nhưng rõ ràng, một điều có thể thấy trong sự việc này, đó là sẽ không có ai là “người thắng cuộc”. Trong một môi trường sư phạm, thật buồn khi để xảy ra sự việc giáo viên tố cáo nhà trường, phụ huynh thì viết đơn phản đối giáo viên còn học sinh thì ứng xử thiếu tôn trọng với chính thầy cô của mình. Đâu rồi những lời dạy về tôn sư trọng đạo, đây là bài học cảnh tỉnh cho cả phụ huynh, học sinh và xã hội.

T.A

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.