Mỗi ngày một hành động đẹp

Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

LAN CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chị Nguyễn Thị Lan Hương, sinh năm 1965 đã có “thâm niên” 23 năm làm Tổ trưởng tổ phụ nữ số 13 kiêm Tổ trưởng tổ dân phố số 6, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. 23 năm “vác tù và hàng tổng” nhưng chị không thấy mỏi mệt mà ngược lại càng mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng.

Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng” - ảnh 1
Chị Nguyễn Lan Hương (ngoài cùng bên trái) cùng Chi hội phụ nữ 6 phường Nguyễn Trung Trực thăm tặng quà hội viên phụ nữ khó khăn trên địa bàn

Chị Hương vốn là Kỹ sư Hóa và đã có nhiều năm làm ở ngành đường sắt. Năm 2000, khi được chị em phụ nữ tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tổ phụ nữ, chị mới 35 tuổi. Tổ dân phố số 6 có 3 tổ phụ nữ với 100 hội viên. Là Tổ trưởng tổ phụ nữ 13, thuộc tổ dân phố số 6, chị luôn trăn trở tìm giải pháp mở rộng, thu hút thêm hội viên tìm đến với hội, chị cùng các cán bộ hội đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cho phụ nữ dưới sự chỉ đạo của Hội Phụ nữ cấp trên. Tổ cũng quan tâm rất sát hoàn cảnh của từng hội viên, kịp thời chia sẻ, thăm hỏi động viên hội viên có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ, Tết... 

Dần dần, cùng với sự sắp xếp, mở rộng địa bàn dân cư, Tổ phụ nữ do chị làm tổ trưởng với nhiều hoạt động đa dạng đã kết nạp thêm nhiều hội viên. Số hội viên của Tổ hiện nay đã nhiều gấp 3 lần số lượng hội viên khi chị mới làm Tổ trưởng. Có gia đình, ban đầu là mẹ chồng tham gia sinh hoạt Hội trước, sau đó, chị Hương thuyết phục, vận động tất cả các con dâu cùng tham gia. Có nhà, cả mẹ và con gái cùng là hội viên phụ nữ. Chị Hương còn rút ra một bí quyết nữa là không chỉ vận động phụ nữ mà Hội cần quan tâm, thuyết phục cả thành viên nam như bố, chồng, con trai… trong gia đình. Khi được các anh ủng hộ, hỗ trợ từ phía sau, chị em phụ nữ sẽ an tâm tham gia sinh hoạt Hội. 

Hội cũng quan tâm tới đời sống của hội viên, hỗ trợ hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Như trường hợp các chị N, T, L… đều có hoàn cảnh khó khăn, bản thân lại đau ốm liên miên, nhờ có sự giúp đỡ của Tổ phụ nữ mà các chị đã được vay mỗi người từ 30-50 triệu để sản xuất kinh doanh, qua đó có điều kiện nâng cao mức sống. Trong Tổ không có trường hợp nào vay nhưng sử dụng vốn sai mục đích hay không trả được nợ. 

Chị Hương tâm sự, bất cứ lúc nào trên địa bàn dân cư xảy ra các tình huống phát sinh hay khi chị em phụ nữ cần là chị luôn có mặt kịp thời, bất kể sáng tối. Chị cùng Tổ hòa giải của Hội Phụ nữ và UBND phường đã phối hợp hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa vợ-chồng, mâu thuẫn giữa hai nhà hàng xóm do tranh chấp không gian chung, hay do một nhà đổ rác không đúng nơi quy định khiến nhà còn lại bức xúc... Chị Hương cũng rất tích cực tự cải tiến công tác, cách quản lý, điều hành hoạt động Hội; ứng dụng công nghệ vào công việc, cập nhật quản lý hội viên trên máy tính. Chị lập nhóm zalo để kết nối hội viên, kịp thời tuyên truyền tới hội viên các chỉ đạo của Hội Phụ nữ cấp trên. 

Cùng một lúc đảm đương hai cương vị Tổ trưởng tổ phụ nữ và Tổ trưởng tổ dân phố, sự bận rộn và vất vả của chị cũng tăng gấp đôi nhưng cũng tương hỗ cho nhau. Làm Tổ trưởng tổ dân phố, chị thuộc gia cảnh của từng hội viên, nắm được rõ sự di biến động về dân cư. Vì thế, chị có điều kiện trong việc tập hợp, thu hút hội viên đến với Hội. Ngược lại, công tác Hội lại trang bị cho chị kỹ năng ứng xử khéo léo, mềm dẻo, qua đó giúp chị làm tốt công tác thuyết phục, dân vận khéo nhân dân hưởng ứng các hoạt động của chính quyền.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

(PNTĐ) - Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nguồn dược liệu vô cùng quý hiếm với số lượng lớn. Khu vực núi Ba Vì sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Cũng tại đây, đồng bào dân tộc Dao, Mường đã bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam từ nhiều đời. Một điều đặc biệt, những kinh nghiệm về thuốc Nam ở Ba Vì thường được truyền cho những người thân trong gia đình, chủ yếu là phụ nữ.
Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

(PNTĐ) - Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào DTTS&MN tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Hường, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển được mô hình mây tre đan.
Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội

Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội

(PNTĐ) - Bà Lê Thị Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 5 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy là người cán bộ Hội tiêu biểu được bà con trong tổ dân phố yêu quý. Ở bà Thúy có sự nhiệt tình, tận tâm cho phong trào phụ nữ, nhất là trong công tác vệ sinh môi trường.
Lấy ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024

Lấy ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024

(PNTĐ) - Hội đồng thi đua khen thưởng Hội LHPN Hà Nội xin ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024. Các danh sách và tóm tắt thành tích 10 cá nhân dự kiến đề xuất tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024 cụ thể như sau. Mọi ý kiến phản hồi gửi về Văn phòng Hội LHPN Hà Nội theo địa chỉ số 7 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy Hà Nội trước ngày 20/9/2024.
Nữ cựu chiến binh nỗ lực vì sự bình đẳng và phát triển của trẻ em

Nữ cựu chiến binh nỗ lực vì sự bình đẳng và phát triển của trẻ em

(PNTĐ) - Tôi gặp chị trong một buổi trao quà từ thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao Tây Bắc. Với nụ cười hồn hậu, chị bảo: “Tuần sau, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp bữa ăn miễn phí cho các bệnh nhân nhỏ tuổi tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi TƯ, bạn sẽ cùng tham gia nhé!”. Đó là chị Đặng Thị Thanh, quê gốc Thanh Trì, Hà Nội, cựu chiến binh chống Mỹ. Chị và nhiều cựu chiến binh khác đã góp xương máu cho độc lập dân tộc, và nay trong thời bình, lại hết mình cống hiến cho cộng đồng.