Dự án 8 bước đầu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với sự nỗ lực quyết tâm thực hiện của Hội LHPN các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, các ban, ngành liên quan, nhiều chỉ tiêu của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025” đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Với vai trò cơ quan chủ trì 1 Dự án thành phần trong Chương trình, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án theo đúng chức năng nhiệm vụ của Hội và yêu cầu của Chương trình.

Công tác chỉ đạo, định hướng thực hiện Dự án 8 được thực đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; hoạt động được thiết kế, triển khai bám sát định hướng chung của Chương trình và linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương

Clip phóng sự Tổng kết Dự án 8 giai đoạn I (2021 - 2025) và triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn II (2026 - 2030).

Những chuyển biến tích cực, bước đầu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn là thành công lớn từ các can thiệp của Dự án 8, góp phần giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã hội cấp thiết đang đặt ra đối với phụ nữ, trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS&MN.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I (2021-2025) do Hội LHPN Việt Nam tổ chức sáng 20/5, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến đã ghi nhận những thành tựu to lớn mà Dự án 8 giai đoạn I đã đạt được. Tuy nhiên, bà cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại và vướng mắc trong quá trình triển khai, liên quan đến đặc thù địa bàn, đối tượng thụ hưởng, cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến trân trọng đề nghị các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm nghiên cứu, điều chỉnh những hạn chế này trong chương trình giai đoạn 2026 - 2030. Chủ tịch Hội cũng kêu gọi tiếp tục xây dựng và triển khai các nội dung, giải pháp hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn tiếp theo.

Dự án 8 bước đầu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn - ảnh 1
Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội nghị tổng kết. Ảnh Thu Hà

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy toàn hệ thống chính trị, cùng với việc chuyển đổi số mạnh mẽ để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sẽ tạo ra những cơ hội, yêu cầu mới và những thách thức nhất định đối với Hội trong tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030.

Trong thời gian tới, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam trân trọng đề nghị đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo lồng ghép giới như một nguyên tắc xuyên suốt trong xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026-2030; đồng thời, tiếp tục xem xét phê duyệt các nội dung, giải pháp Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trong Chương trình, góp phần thực hiện hiệu quả cam kết chính trị của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là mục tiêu số 5 về bình đẳng giới.

Đề nghị Bộ Dân tộc - Tôn giáo, Bộ Tài chính và bộ ngành liên quan sớm tham mưu phê duyệt Chương trình giai đoạn 2026-2030, trong đó, sớm ban hành cơ chế chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với tổ chức bộ máy mới trong hệ thống chính trị và đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác triển khai, theo dõi, giám sát, báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình.

Dự án 8 bước đầu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn - ảnh 2
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết.

Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo: Rà soát và hoàn thành các nhiệm vụ của Dự án trong giai đoạn I đến hết năm 2025 (sau khi hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy); chỉ đạo bố trí nguồn lực để phát huy hiệu quả các mô hình đã có ở giai đoạn I phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương; lồng ghép giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dự án 8 bước đầu thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn - ảnh 3
Triển lãm ảnh các hoạt động, mô hình trong thực hiện Dự án 8.

Đối với Hội LHPN các tỉnh, thành phố, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Khẩn trương tham mưu ban hành kế hoạch và dự toán ngân sách triển khai nhiệm vụ, chỉ tiêu của Dự án 8 năm 2025; Đẩy mạnh thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ của Dự án theo kế hoạch năm 2025; phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn I. 

Tiếp tục phát huy vai trò đơn vị nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ, trẻ em gái tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; nghiên cứu, đề xuất các chính sách cụ thể, đặc thù thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi trong Chương trình giai đoạn 2026-2030, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng phụ nữ nâng cao năng lực tài chính gia đình

Đồng hành cùng phụ nữ nâng cao năng lực tài chính gia đình

(PNTĐ) - Hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và triển khai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2022-2026 do Hội LHPN Hà Nội phát động, ngày 15/5, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Lợi ích kép từ việc quản lý tài chính thông minh

Lợi ích kép từ việc quản lý tài chính thông minh

(PNTĐ) - Sau 10 năm đồng hành (từ năm 2014 đến nay), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH một thành viên Home Credit Việt Nam (Công ty Home Credit Việt Nam) đã cho hơn 100 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội vay vốn không lãi suất phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, Home Credit Việt Nam còn tư vấn cho chị em kiến thức quản lý tài chính gia đình hiệu quả.
Hội LHPN huyện Mê Linh: Xây dựng văn hóa ứng xử- điểm tựa cho sự phát triển bền vững của cộng đồng

Hội LHPN huyện Mê Linh: Xây dựng văn hóa ứng xử- điểm tựa cho sự phát triển bền vững của cộng đồng

(PNTĐ) - Trong nhiều năm qua, Hội LHPN huyện Mê Linh không chỉ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, mà còn làm tốt việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có văn hóa ứng xử. Hội đã không ngừng nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực nhằm lan tỏa mạnh mẽ văn hóa ứng xử chuẩn mực trong cộng đồng, nhất là trong đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ.
Hội LHPN Việt Nam: Dự án 8 thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Dự án 8 thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 20/5/2025, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025”.