Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8, Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thực hiện tại 66 thôn, tổ dân phố/27 xã, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã trong tỉnh thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, ưu tiên phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, phụ nữ khuyết tật

Thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1: 2022- 2025 .

Theo bà Nguyễn Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa, thực hiện dự án 8, Hội Phụ nữ tỉnh đã triển khai thực hiện tại 66 thôn, tổ dân phố/27 xã, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã trong tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, ưu tiên phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi, em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, phụ nữ khuyết tật. Tổng kinh phí phân bổ để thực hiện Dự án 8 trong thời gian qua là gần 10 tỷ đồng.

Đặc biệt, hoạt động truyền thông, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em DTTS được Hội LHPN tỉnh chú trọng triển khai tại 2 huyện có đông đồng bào DTTS là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Theo đó, năm 2022, Hội LHPN huyện Khánh Sơn đã tổ chức ra mắt 07 mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gồm 25-30 thành viên/câu lạc bộ và 5 dẫn trình viên là đại diện nhà trường, các ngành liên quan trên địa bàn xã như Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, cán bộ phụ trách công tác trẻ em. Mô hình được thành lập nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua hoạt động của mô hình sẽ hỗ trợ chính quyền và các ban, ngành địa phương, nhà trường và cha mẹ thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ; trang bị kiến thức, kỹ năng, giúp trẻ tự bảo vệ mình và thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ tại địa phương. Hội LHPN huyện Khánh Sơn còn tổ chức ra mắt 03 mô hình Địa chỉ an toàn thí điểm tại đơn vị Sơn Lâm, Ba Cụm Bắc và thị trấn Tô Hạp. 

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 1
Từ mô hình được chọn làm điểm do Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa triển khai hiệu quả, thời gian qua các cấp Hội Phụ nữ đã ra mắt và thành lập nhiều mô hình thực hiện dự án 8 tại các địa phương. Ảnh HPN

Theo đại diện lãnh đạo Hội LHPN huyện Khánh Sơn, Chủ nhiệm của mô hình Địa chỉ an toàn cộng đồng là thôn trưởng, người có uy tín, cùng các thành viên Ban mặt trận thôn, chi hội trưởng và các đoàn thể trong thôn, tổ dân phố. Mô hình "Địa chỉ an toàn" được thành lập với mục đích hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn và là nơi tạm lánh, cách ly cho nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn. Sau đó, địa chỉ sẽ hỗ trợ họ trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi bảo đảm đủ an toàn; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập, giúp bạo lực không tái diễn.Nội dung hoạt động của mô hình là tiếp nhận, hỗ trợ và thông báo kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực; bảo đảm an toàn, bí mật cho nạn nhân và người báo tin. Đây cũng là nơi gặp gỡ, chia sẻ, tháo gỡ mối bất hòa trong cuộc sống gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn vợ chồng.Các cơ sở Hội phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để triển khai thực hiện, tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho các địa chỉ an toàn khi cần thiết để tạo niềm tin cho nạn nhân khi đến với địa chỉ.

Tiếp đó, năm 2022, Hội LHPN huyện Khánh Vĩnh ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong gia đình tại 05 xã trên địa bàn huyện (thôn Sơn Thành, xã Khánh Phú; thôn A Xay, xã Khánh Nam; thôn Bầu Sang xã Liên Sang; thôn Gia Lố, xã Giang Ly và thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông). Mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" được thành lập với mục đích tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mỗi Tổ từ 6 - 10 người, là Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Chi hội trưởng phụ nữ, đại diện ban công tác mặt trận, các đoàn thể ở địa phương, người có uy tín...

Từ những mô hình làm điểm tại các huyện trong năm 2022, tính đến nay các cấp Hội LHPN đã xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Hội Phụ nữ đã thành lập 44 tổ truyền thông cộng đồng; tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền, tập huấn và các hoạt động nhằm thực hiện các chiến dịch truyền thông xoá bỏ định kiến giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em; thành lập 16 Địa chỉ tin cậy cộng đồng, 15 Địa chỉ an toàn tại cộng đồng. Đã có khoảng 3.000 người được tham gia và thụ hưởng từ các chương trình này.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Dự án 8, các cấp Hội còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" qua các trang điện tử của Hội LHPN của tỉnh Khánh Hòa, các nhóm zalo, facebook, fanpage; tổ chức các hội thi, tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chung tay xây dựng môi trường nhà trọ an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái

Chung tay xây dựng môi trường nhà trọ an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái

(PNTĐ) - Với mục tiêu đảm bảo an toàn xung quanh cho ngôi nhà thuê trọ; đảm bảo an toàn các phòng trọ; đảm bảo nếp sống văn minh, lịch sự; có khu vực hoặc phòng sinh hoạt chung và sẽ là những chủ trọ thân thiện; sáng 1/12, Hội LHPN phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) chính thức ra mắt CLB chủ nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em.
Dinh thự vua Mèo: Chốn vương giả giữa cao nguyên đá

Dinh thự vua Mèo: Chốn vương giả giữa cao nguyên đá

(PNTĐ) - Đến Đồng Văn, Hà Giang, không thể không đến thăm một địa điểm ghi dấu thời kỳ vàng son của con người từng bá chủ một vùng cao nguyên đá rộng lớn với vô vàn huyền tích bao quanh, đó là di tích lịch sử nhà Vương, hay được dân gian quen gọi là dinh thự vua Mèo.
 “Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

“Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

(PNTĐ) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa diễn ra triển lãm“Sáp ong – Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Hội LHPN Hà Nội: Chúc mừng 48 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào

Hội LHPN Hà Nội: Chúc mừng 48 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào

(PNTĐ) - Sáng ngày 1/12/2023, bà  Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội đã tới thăm, chúc mừng 48 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào (2/12/1975 - 2/12/2023) tại trụ sở Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Hà Nội.