Làm cha mẹ thông thái:

5 giai đoạn cha mẹ huấn luyện con tự lập

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Khi con vào lớp 7, tôi nói với con rằng: “Nhận thức là một quá trình và những gì con học ở trường là chưa đủ. Cuộc sống bên ngoài sẽ cho con những trải nghiệm không thể thiếu trên chặng đường trưởng thành của mình”.

5 giai đoạn cha mẹ huấn luyện con tự lập - ảnh 1
Anh Trần Đức Giang và con trai

Xem con như một người bạn, nên anh Trần Đức Giang, một ông bố với nhiều bài học “huấn luyện” con được nhiều cư dân mạng biết tới có nhiều kỷ niệm với người bạn nhỏ của mình. Một trong số đó là chuyện anh để “chú gà công nghiệp” tự đi ra đường một mình. “Khi Long vào lớp 7, tôi quyết định phải chuyển con về trường công lập gần nhà để thả ra đường vì thấy có nguy cơ thành gà công nghiệp. Ngày nào cũng xe ôtô đưa đón đi học, thậm chí đường từ nhà đến trường con còn không biết. Sau một thời gian bố kèm cặp, cậu đã tự tin đi xe đạp đến trường”. 

Một vấn đề bắt đầu xảy ra, mà theo anh Giang, là “khi tự làm được việc gì thì con người hay tự tin lắm. Và trạng thái tự tin đó duy trì cho đến khi có một số bài học”. Anh kể, một hôm hết giờ học Long gọi điện xin phép bố qua nhà bạn ở làng Vạn Phúc chơi rồi chiều đi siêu thị gần đó với hội bạn. Con bảo bố yên tâm, bạn con thạo đường lắm. “Tôi đồng ý, chỉ dặn con đi cẩn thận”.

“Tối cậu về mặt ủ rũ bảo hôm nay “đen” 2 lần liên tiếp bố ạ. Số là Long và bạn hẹn nhau ở cổng làng, nhưng mỗi bạn lại đứng ở một cổng khác nhau (làng Vạn Phúc có hai cổng vào). Đã vậy, bạn lại cầm cặp, cầm điện thoại của Long, nên cậu không cách nào liên lạc với bạn được. Tình thế đã rất bí, Long đã đợi bạn cả tiếng đồng hồ rồi. Cuối cùng, con đã nhờ bác bán nước cạnh cổng gọi điện vào số điện thoại của mình để bạn biết”. Anh Giang thở phào, “tôi mừng vì con đã biết xử lý tình huống, dù hơi lâu”.

Long kể với bố, rằng “vận đen” vẫn chưa hết. Đến chiều, em cùng các bạn đi siêu thị, thấy có một hàng bán đồ chơi đồng giá 100 nghìn đồng, tất cả gói trong các hộp, trong danh sách quà em thấy có cả điện thoại iphone, nhưng không được mở hộp trước để chọn. “Long bảo cả hội đều mua và chả đứa nào được cái Iphone cả. Thậm chí, quà Long mua là một mô hình siêu nhân nhưng chắc chỉ đến 20 nghìn đồng. Tôi và mẹ cháu đều cười, mẹ cháu bảo chưa bao giờ bỏ tiền mua thứ mà không biết. Đó cũng là một bài học nhỏ chúng tôi cho con”. 

Từ nhiều năm nay, anh Giang dành nhiều thời gian cho việc giáo dục con cái, với mục tiêu chính là giúp con trưởng thành về nhận thức và sớm tự lập được cuộc sống, biết cách sống hạnh phúc chứ không có kỳ vọng nhiều vào việc con sẽ thành công hay giàu có trong tương lai.

 Từ kinh nghiệm bản thân và những nghiên cứu qua tài liệu, sách vở, anh Giang cho rằng, nên chia lộ trình giáo dục làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 5 năm. 

Giai đoạn 1 từ 0-6 tuổi, là lúc nên được chăm sóc dinh dưỡng sức khỏe, vui chơi, để trẻ tự do hoàn toàn trong các hoạt động, tìm hiểu, khám phá thế giới bên ngoài theo cách của chúng. 

Giai đoạn 2 từ 6-10 tuổi, lúc này tư duy trẻ bắt đầu phát triển, nhưng việc nhồi nhét kiến thức, áp lực điểm số có thể làm trẻ sợ học, mất tự tin. Giai đoạn này thích hợp cho trẻ học kỹ năng sống (bơi, lặn, các kỹ năng thoát hiểm, phòng chống cháy nổ, điện giật, phòng tránh các tình huống rủi ro khác…), thử học các môn năng khiếu (thể thao, âm nhạc, hội họa) và nên cho trẻ bắt đầu làm việc nhà.

 Giai đoạn 3 từ 10-15 tuổi, cho trẻ tập trung vào trải nghiệm xã hội và kiến thức phổ thông nền tảng. Nên cho trẻ ra ngoài, tự tham gia giao thông, va chạm xã hội, tham gia vào tất cả các hoạt động của gia đình để trẻ biết chia sẻ. 
Giai đoạn 4 là từ 15-20 tuổi, nên cho con tham quan trải nghiệm, tìm hiểu các công việc phù hợp với tính cách và thế mạnh, rồi đưa ra định hướng nghề nghiệp.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.