83% thanh thiếu niên được cải thiện kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đó là một trong các kết quả mà dự án “Cải thiện sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh thiếu niên tỉnh Yên Bái” đã đạt được sau gần 2 năm triển khai.

Dự án được triển khai bởi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Yên Bái, và Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Yên Bái, với sự tài trợ từ Công ty Dược phẩm Daiichi Sankyo Nhật Bản.

83% thanh thiếu niên được cải thiện kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục  - ảnh 1
Ông Sasaki Shohei, Bí thư thứ nhất, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và tình dục cho thanh thiếu niên (TTN), đặc biệt là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái, Dự án đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng trên địa bàn hai huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn. Các chương trình giáo dục SKSS được tổ chức tại các trường học thông qua mô hình Câu lạc bộ TTN và các sự kiện truyền thông ngoại khóa, tạo điều kiện để học sinh có không gian thảo luận cởi mở, tiếp cận kiến thức một cách chủ động và thực tế. Công tác truyền thông giáo dục SKSS cũng được tăng cường trong cộng đồng thông qua mô hình Câu lạc bộ cha mẹ tại thôn bản, các sự kiện truyền thông địa phương, và lồng ghép nội dung về chăm sóc SKSS vị thành niên vào các buổi họp thôn. Những hoạt động này giúp cha mẹ và người dân vượt qua rào cản tâm lý để có thể trao đổi và chia sẻ cởi mở hơn về những thắc mắc liên quan đến SKSS vị thành niên – một chủ đề vốn được coi là nhạy cảm trước đây.

Bên cạnh đó, dự án cũng tập trung vào đào tạo giáo viên và nhân viên y tế nhằm nâng cao năng lực tư vấn và hỗ trợ cho TTN, đảm bảo rằng các em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện tại các cơ sở y tế địa phương cũng được đẩy mạnh, giúp TTN dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ một cách an toàn và hiệu quả hơn.

83% thanh thiếu niên được cải thiện kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục  - ảnh 2
Đại diện thanh thiếu niên tham gia dự án phát biểu

Theo báo cáo đánh giá cuối kỳ (tháng 1/2025), các chỉ số quan trọng về kiến thức và hành vi liên quan đến SKSS và tình dục của TTN đã có những thay đổi tích cực rõ rệt so với thời điểm bắt đầu dự án (tháng 5/2023). Cụ thể, tỷ lệ TTN có kiến thức cơ bản về SKSS và tình dục thanh thiếu niên tăng từ 32% lên 83%; Tỷ lệ TTN hiểu biết về bình đẳng giới tăng từ 70% lên 91%; Tỷ lệ TTN chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 63% lên 82%; Tỷ lệ TTN báo cáo có nhiều khả năng tiếp cận hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục tại các cơ sở y tế địa phương tăng mạnh từ 24% lên 88%.

Bà Lê Thị Thanh Hương, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, cho biết: "Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, đặc biệt là Sở Y tế, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ hai huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn cùng với các ban ngành đoàn thể tại địa phương, đã giúp dự án đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả đạt được của dự án cho thấy việc đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tương lai của thế hệ trẻ."

Tại sự kiện, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và các đối tác tại tỉnh Yên Bái cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhân rộng mô hình dự án với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân để đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận lâu dài cho thanh thiếu niên, đặc biệt là ở các vùng khó khăn của tỉnh Yên Bái và các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.