Ăn cơm vợ nấu

Chia sẻ

Anh được mệnh danh là người đàn ông sợ vợ nhất trong các hội nhóm. Gần 20 năm đi làm, ở công việc, vị trí nào, chuyện tụ tập bia rượu ít hay nhiều anh đều giữ chừng mực, và luôn tuân thủ một nguyên tắc: Về nhà ăn cơm vợ nấu.

Ăn cơm vợ nấu - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Bữa trưa ở công sở, thay vì ăn cơm căng-tin hay ra ngoài quán ăn uống như đồng nghiệp, anh luôn “chung thủy” với bữa ăn cặp lồng do vợ chuẩn bị sẵn. Đến nỗi, chiếc cặp lồng cơm của anh trở thành “giai thoại” trong cơ quan, và trong các cuộc trà dư tửu hậu của bạn bè. Có những bữa tiệc trưa công ty tổ chức, anh vẫn không bỏ đi cặp lồng cơm đó mà mang ra để chia cho mọi người ăn cùng, bảo tiếc công vợ nấu. Ban đầu, có người còn chế giễu anh, nhưng sau thấy anh ăn những món đồ vợ nấu bằng sự trân trọng thì chẳng ai nỡ đùa cợt nữa.

Anh kể, từ ngày lấy nhau, muốn để chồng phấn đấu, chị chấp nhận ở nhà nội trợ chăm con, chăm sóc bố mẹ chồng già yếu. Những lần chứng kiến chị vất vả, cuộc sống quanh quẩn chẳng được đi ra ngoài giao lưu mở mang, anh bảo thuê giúp việc để vợ đi làm. Nhưng chị bảo giúp việc không thể chăm sóc con cái, bố mẹ tốt bằng mình được. Vả lại, công việc nội trợ gia đình cũng là một “nghề” của phụ nữ, luật pháp cũng đã ghi nhận điều đó. Vậy nên, anh cứ cố gắng đi làm phấn đấu sự nghiệp, lo kinh tế, chị sẽ đảm đương phần việc này.

Ở nhà nội trợ nên chị có thời gian chăm lo cho bữa cơm gia đình. Anh tôn trọng công sức của vợ nên bữa sáng và bữa tối đều ăn ở nhà. Bữa trưa, chị chuẩn bị cặp lồng cơm cho anh mang đi làm, bảo ăn đồ nhà làm vệ sinh và chất lượng hơn đồ ăn của hàng quán bên ngoài. Anh đón nhận tình yêu của vợ qua những bữa cơm cặp lồng mang đi ấy. Trong suốt mùa dịch Covid, cả cơ quan nháo nhào với việc ăn trưa ở công sở, bởi nhà hàng, quán ăn đều đóng cửa, rồi nhìn cặp lồng cơm của anh, lòng đầy ghen tỵ và ao ước.

Với chị, công việc chuẩn bị bữa ăn cho người thân là một niềm vui. Bởi đơn giản là nó chứa đựng tình yêu thương của chị trong đó. Và cũng bởi đó là niềm vui của chị nên anh rất chú trọng đến điều ấy. Những hôm chồng gọi điện về nhà muộn, chị biết anh có cuộc tiếp khách xã giao bên ngoài. Nhưng thay vì cáu gắt, giận dỗi như những người vợ khác, chị vẫn vui vẻ. Bởi chị biết, anh có tiệc tùng nhưng vẫn dành bụng để về ăn cơm vợ nấu, dù muộn đi chăng nữa.

Những hôm anh đi công tác xa nhà, chị bần thần trước những món ăn quen thuộc nấu cho chồng hàng ngày. Ở nơi xa, anh luôn nhạt miệng với những bữa cơm khách. Gọi điện về vợ con, lần nào anh cũng xuýt xoa bảo nhớ cơm vợ nấu, chỉ mong về nhà để được ăn những món quen thuộc. Chỉ là bát canh chua, mấy quả cà pháo, khúc cá kho, hay mấy miếng thịt ba chỉ rang cháy cạnh thôi. Nhưng nó là niềm vui của người nấu và là nỗi nhớ, là cái nghiện của người ăn nó mỗi ngày. Và là nỗi nhớ nhung kéo anh về mỗi khi xa nhà.

Nguyễn An

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.