An toàn cho phụ nữ và trẻ em trong thời kỳ công nghệ số

Chia sẻ

Diễn đàn “An toàn cho phụ nữ và trẻ em trong thời kỳ công nghệ số” được Hội LHPN quận Ba Đình phối hợp cùng trường THCS Nguyễn Công Trứ tổ chức vừa qua đã trở thành một “buổi nói thật” của các em học sinh và phụ huynh để hướng tới một cuộc sống an toàn, lành mạnh trong thế giới mạng cho bản thân, bạn bè và gia đình mình.

 “Bố mẹ chưa từng rời điện thoại dù chỉ 1 ngày”

Khi được diễn giả hỏi rằng: “Bố mẹ các em đã bao giờ chịu rời xa chiếc điện thoại trong 1 ngày chưa?”, tất cả học sinh có mặt ở đó đều đồng thanh: “Chưa ạ!”. Cả câu hỏi và câu trả lời đều chất chứa một vấn đề lớn mà chính xã hội vẫn còn loay hoay tìm cách giải quyết triệt để: Làm thế nào để cả người lớn lẫn trẻ em đều được an toàn, lành mạnh trong thế giới số đang phát triển như vũ bão với cả những lợi ích lẫn hiểm nguy?

Các em học sinh trường THCS Nguyễn Công Trứ đã “mổ xẻ” lợi ích và tác hại của mạng xã hội dưới góc nhìn của trẻ em. Em Lương Phương Uyên (lớp 7A8) cho rằng: Sử dụng mạng xã hội, em được khám phá những điều mới, từ đó tăng khả năng sáng tạo; không những kết nối với mọi người xung quanh mà còn được giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước; em được biết đến nhiều cuộc thi bổ ích để trải nghiệm.

Em Nguyễn Huyền Phương (lớp 8A8) lại chỉ ra những tác hại có thể xảy đến với các em khi sử dụng internet quá đà, đó là: Gây hại cho mắt, khiến các em mất tập trung vào việc học, gây ra sự trầm cảm, dễ bị lộ thông tin cá nhân, dễ sa vào những chiêu trò lừa đảo, trở nên cách biệt với cuộc sống đời thường…

Học sinh trường THCS Nguyễn Công Trứ thuyết trình về giải pháp xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh trong thế giới mạngHọc sinh trường THCS Nguyễn Công Trứ thuyết trình về giải pháp xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh trong thế giới mạng.

Các em đều cho rằng, giải pháp hay nhất để ngăn ngừa những tác động xấu mà mạng xã hội nói riêng và internet nói chung mang lại, thì cần có giới hạn sử dụng các thiết bị công nghệ. “Nếu thời gian sử dụng điện thoại ít đi, chúng ta sẽ có nhiều thời gian cho các hoạt động bên gia đình”, em Lê Ngọc Lan (lớp 7A1) khẳng định.

Không những thế, các em còn đề ra nhiều giải pháp khác như: Yêu cầu nhà mạng tăng phí sử dụng mạng; Có thêm nhiều khu vui chơi để các em được tăng cường hoạt động ngoại khóa; Giới hạn độ tuổi với các trò chơi trên mạng; Giảm giá sách, đặc biệt là sách cho thiếu nhi…

Phụ huynh và giáo viên hãy đồng hành cùng con

Sau khi lắng nghe các con bày tỏ quan điểm, những phụ huynh có mặt tại Diễn đàn ngày 27/6 đã có những chia sẻ về việc dạy con, đồng hành với con trong môi trường mạng. Anh Nguyễn Văn Đề (phường Cửa Đông) có con đang học lớp 6 kể rằng, anh biết rõ những tác hại có thể xảy đến nếu không kiểm soát con sử dụng mạng internet, nên ban đầu, anh chỉ sắm cho con một chiếc điện thoại có chức năng nghe – gọi để tiện liên lạc. Tuy nhiên, sau đó anh nhận thấy, gần như tất cả các bạn trong lớp con đều sử dụng smartphone.  “Tôi lo nếu con mình không có thì cháu sẽ cảm thấy thua thiệt và lạc lõng. Vậy là, tôi sắm cho con một chiếc smartphone, với một tâm thế rằng nó sẽ là con dao hai lưỡi với con mình” – anh kể.

 Từ đó, anh cũng chủ động tìm hiểu thêm về những lợi ích và hiểm nguy mà mạng internet khổng lồ kia mang lại để có cách quản lý, định hướng cho con sử dụng. “Tôi nghĩ tất cả phụ huynh chúng ta nên có tâm lý hướng dẫn cho con dùng đúng chứ không nên cấm đoán”- anh Đề chia sẻ.

Với cô giáo Nguyễn Phương Linh, giáo viên chủ nhiệm lớp 6A7, những chia sẻ của các em học sinh đã giúp các thầy cô nhìn lại cách quan tâm của mình đến các em đã thật sự sát sao chưa. “Thật sự, có những lúc quá bận rộn và áp lực đã khiến chúng tôi xao nhãng đi việc để ý, lắng nghe học trò của mình. Tôi mong rằng, sau diễn đàn này, các em học sinh sẽ biết tận dụng công nghệ để phục vụ học tập, vui chơi giải trí, nhưng cũng biết chọn lọc, tránh xa những tác động xấu của mạng xã hội, nhất là với nhiều bạn còn quá mê chơi game, xem các chương trình trên mạng, trên tivi mà bỏ bê học hành…”.

Những năm gần đây, lắng nghe tiếng nói của mỗi gia đình, mỗi trẻ em là việc làm được quận Ba Đình chú trọng thực hiện bằng nhiều hành động thiết thực, sáng tạo. “Bảo vệ trẻ em trong thời kỳ công nghệ số, trước hết là trách nhiệm của mỗi gia đình. Bố mẹ có giáo dục, quan tâm sát sao, làm gương tốt thì con cái mới chăm ngoan và noi theo được. Vì thế, chúng tôi có nhiều cách làm để nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình. Vừa qua, quận Ba Đình tổ chức tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu 3 năm liền, như một sự động viên, lan tỏa tinh thần xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc đến toàn quận. Với những nỗ lực đó, chúng tôi mong rằng tất cả trẻ em trên địa bàn quận sẽ được sống trong gia đình hạnh phúc, được dạy dỗ, bảo ban một cách lành mạnh, an toàn trong cả đời thường, trên môi trường mạng hay bất kỳ môi trường nào khác”, đồng chí Nguyễn Tuyết Thanh, Phó trưởng phòng Văn hóa – Thông tin quận Ba Đình cho biết.

QUỲNH ANH

 

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.