Bao giờ em được làm... đàn bà đúng nghĩa?

Chia sẻ

Chiều đi làm về, vòi nước bị hỏng, không thể vào bếp trong tình cảnh nước chảy lênh láng. Gọi điện thoại cho chồng “cầu cứu”, đầu dây bên kia tỉnh bơ: “Anh đang đánh tennis, em gọi thợ sửa đi, anh về thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì đâu”.

“Lại gọi thợ, sao lần nào anh cũng vậy, anh có còn là đàn ông trong nhà nữa không?...”. Em bức bối hét lên trong điện thoại. Tìm mấy số điện thoại sửa chữa trên mạng, em gọi mấy mối nhưng thợ nào cũng đang ở xa, bảo đến được thì cũng phải mất vài tiếng nữa.

Không thể chờ đợi trong cảnh nước cứ chảy lênh láng, em mày mò tìm hiểu và phát hiện ra với sự cố này mình cũng có thể sửa được. Vậy là một mình chạy xe ra cửa hàng bán vật liệu mua ống cút, keo dính. Về nhà, hì hục chừng 30 phút, em cũng thay xong cái vòi hỏng. Tối muộn, anh về hỏi cơm có ăn chưa, không hề hỏi đến việc vòi nước hỏng đã sửa được hay chưa. Anh mặc định, việc sửa chữa là của thợ, việc gọi thợ sửa đến là của vợ. Em làm căng lên thì anh sẽ lại hùng hổ bảo “xã hội phân công mỗi người một công việc, mình cái gì cũng giỏi thì ai có việc mà làm kiếm sống nữa”. Và mọi chuyện sẽ chấm dứt ở đó trong sự ấm ức của em.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Hôm sau, nhà lại hỏng bóng đèn. Theo suy đoán của em, chỉ cần đi mua một cái bóng mới, ngắt cầu dao điện rồi thay bóng vào, thế là xong. Nhưng khi nói với anh thì sự phản ứng thường nhật lại là… gọi thợ đến sửa. Em ngán ngẩm, rồi lại tự mình đi mua bóng về thay, bởi biết nếu chờ thợ đến sẽ rất lâu trong khi mình vẫn có thể giải quyết được trong chốc lát.

Cứ thế, em trở thành khách quen của các chủ cửa hàng bán đồ điện nước, xi măng, gạch đá. Ban đầu, ai cũng nghĩ em là “chân chạy” mua đồ về cho chồng làm. Nhưng sau thấy em kể vanh vách chuyện mình trèo thang thay bóng đèn hỏng, leo lên tầng áp mái thau rửa bể nước, tự tay đóng đinh, tháo lắp cánh tủ, chân ghế hỏng…họ nghĩ em sống cảnh đơn thân. Những việc này vốn dĩ là việc vặt của đàn ông, không phải là việc của một người phụ nữ có chồng bên cạnh.

Làm riết rồi quen, em dần quên mất mình là đàn bà còn anh vẫn điềm nhiên sống với những việc được giải quyết êm xuôi, bất kể là vợ làm hay thợ làm đối với anh không còn quan trọng, miễn là không phải đến tay mình. Tiền là thứ anh nghĩ có thể giải quyết được mọi vấn đề, nhưng anh lại không nghĩ được số tiền anh mang về cho em mỗi tháng, liệu có đủ để giải quyết tất cả mọi việc. Để gồng gánh, em cứ phải tự kiêm luôn vai trò của anh trong gia đình.

Càng ngày, em càng thấy chông chênh khi sống bên cạnh anh. Nếu anh cứ mãi thế này, liệu em có còn đủ sức để một vai hai gánh? Đã biết bao lần, em nhìn anh thầm ao ước bao giờ mình được sống với cuộc đời của một người đàn bà đúng nghĩa có người đàn ông bên cạnh? Lỗi tại em đã quá ôm đồm, hay tại anh không chịu thay đổi để làm một người đàn ông có trách nhiệm trong gia đình?

NGUYỄN HUYỀN

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.