Bảo vệ trẻ em gái

Chia sẻ

Báo cáo tình trạng Dân số Thế giới năm 2020 ước tính, 40.800 bé gái mất cơ hội chào đời do tư tưởng trọng nam khinh nữ ở Việt Nam. Tâm lý ưa thích con trai vẫn còn tồn tại gây nên định kiến giới, luôn đặt nam giới và trẻ em trai ở địa vị xã hội cao hơn nữ giới.

Trẻ em trai hay gái đều là con của bố mẹ và đáng được hưởng sự bình đẳngTrẻ em trai hay gái đều là con của bố mẹ và đáng được hưởng sự bình đẳng (Ảnh: Q.N)

Trẻ em gái và nỗi lo xâm hại tình dục

Một phụ huynh có hai con gái, 5 tuổi và 13 tuổi đã thẳng thắn chia sẻ tại một tọa đàm về bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục rằng, anh thật sự lo lắng mỗi khi con bước ra khỏi nhà vì các bé gái đang phải đối mặt với quá nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục. Không chỉ có vậy, nhiều trẻ em gái còn phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, bị trừng phạt về thể chất, tinh thần hay phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, không được đi học, không được hưởng những dịch vụ thiết yếu trong xã hội. Tuy nhiên, xâm hại tình dục là vấn nạn nổi cộm nhất, đe dọa đến sự an toàn của trẻ em gái, khi có tới 86% trong số trẻ bị xâm hại tình dục là nạn nhân của chính những người thân, quen.

Một mối lo khác ảnh hưởng đến sự phát triển và vị trí của trẻ em gái là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện ở mức khá cao. Cụ thể, năm 2018 tỷ lệ này là 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái. Riêng tại Hà Nội, thống kê gần đây nhất cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức rất trầm trọng: 113,2 trẻ trai/100 bé gái. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do tâm lý trọng nam vẫn tồn tại trong một bộ phận người dân; dễ dàng chẩn đoán giới tính thai nhi tại các cơ sở y tế dẫn tới nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình cho biết, giải pháp then chốt là phải tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của người dân, có những hành động thiết thực bảo vệ trẻ em để các em sinh ra được bình đẳng, dù là trai hay gái.

Hãy hỏi trẻ và để trẻ được hỏi

Nhiều năm về trước, trên địa bàn quận Thanh Xuân, không mấy ai lưu tâm về bình đẳng giới, nhiều gia đình sinh con một bề là gái vẫn muốn tiếp tục để… có con trai. Trẻ em – ngày ấy thiếu thốn sân chơi, các hoạt động truyền thông, giáo dục giới tính còn rất ít, hiệu quả rất nhạt nhòa. Chính sách chưa đến gần cuộc sống, một phần bởi công tác dân vận còn yếu, phần nữa là đời sống kinh tế người dân còn khó khăn. Vì thế, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – là điều đúng nhưng chưa ai nghĩ tới.
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và 5 năm thực hiện Dự án 3 “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” được Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo, công tác tuyên truyền về xây dựng các giá trị bền vững trong gia đình tại quận Thanh Xuân của các cấp Hội LHPN quận đã có nhiều khởi sắc. Một trong những thành quả là tạo dựng được không gian lắng nghe tiếng nói của trẻ em – nhất là trẻ em gái.

“Thời gian qua, chúng tôi thường xuyên phối hợp với Trung tâm DS – KHHGĐ quận tổ chức truyền thông tư vấn về giới tính, chăm sóc sức khỏe vị thành niên cho học sinh các trường THCS trên địa bàn; tổ chức các diễn đàn cho trẻ vị thành niên. Hội LHPN cấp cơ sở duy trì các mô hình tuyên truyền giáo dục gia đình, giáo dục tiền hôn nhân như: CLB Bạn gái, CLB Mẹ và con gái, CLB Các bà mẹ trẻ… Một số phường còn tổ chức tọa đàm phòng, chống xâm hại, lạm dụng trẻ em gái. Thanh Xuân cũng là địa bàn điểm đầu tư xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ em”, chị Trịnh Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hội LHPN quận Thanh Xuân cho biết.

Cô Vũ Thị Thanh Thúy, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường Khương Đình chia sẻ: Các em được thắc mắc, được nói lên tâm tư, nguyện vọng, thì người lớn chúng ta mới biết các em đang gặp khó chỗ nào, cần người lớn giúp đỡ, chỉ bảo ra sao. Giờ đây, trẻ em trên địa bàn quận, nhất là trẻ em gái đều đã được học những biện pháp tự bảo vệ mình; người dân không còn quá ham muốn ưa thích và phải sinh bằng được con trai…

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ, TB&XH), phải tăng cường giáo dục kỹ năng sống, tự bảo vệ và kỹ năng dám lên tiếng của các em gái. Trong đó, cần có những chương trình, giáo trình giáo dục kỹ năng sống thực sự thiết thực, cụ thể và hấp dẫn các em.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.