Bắt đầu từ hệ thống luật pháp

Chia sẻ

Quấy rối tình dục và các hình thức bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái ở những nơi công cộng vẫn xảy ra thường xuyên ở các quốc gia trên thế giới, để lại hậu quả dai dẳng cho sức khỏe tinh thần của nạn nhân, đồng thời hạn chế khả năng họ được tiếp cận các dịch vụ cơ bản và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Với trải nghiệm của một người đã có nhiều năm sinh sống tại Mỹ, tôi xin chia sẻ cách nước Mỹ xử lý vấn đề bạo lực, bảo vệ quyền được sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Năm 1994, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Chống Bạo lực đối với Phụ nữ - Violence Against Women Act (gọi tắt là VAWA). Đạo luật này và các bổ sung của Đạo luật năm 1996, thừa nhận rằng bạo lực gia đình là một tội ác quốc gia. Dự luật cũng nhằm mục đích cải thiện khả năng các nạn nhân và những phụ nữ bị bạo hành có thể tiếp cận nhà ở và xóa bỏ việc miễn tội đối với những thủ phạm không phải là người bản địa trong các vụ tấn công tình dục, lạm dụng trẻ em, bạo lực gia đình, buôn bán tình dục... Đầu năm 2021 vừa qua, Đạo luật này tiếp tục được Hạ viện Mỹ tái phê chuẩn.

Tại Mỹ, phần lớn các vụ bạo lực gia đình vẫn tiếp tục được giải quyết bởi chính quyền địa phương nơi nạn nhân cư trú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luật liên bang đã giúp cho các chính quyền địa phương đưa những hướng giải quyết thích hợp nhất. Chẳng hạn Đạo luật quy định, trong các trường hợp xảy ra bạo lực, các nạn nhân, nhất là phụ nữ và trẻ em gái có thể gọi cho cảnh sát theo số 911 để được trợ giúp.

Nạn nhân sẽ được lập tức đưa đến nơi tạm lánh, hoặc có thể được bảo vệ ngay tại nhà. Sau đó, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của sự việc, Văn phòng hỗ trợ luật pháp địa phương sẽ chuyển hồ sơ lên Văn phòng luật pháp liên bang để xử lý và truy tố kẻ phạm tội ở mức độ liên bang.

Trong đạo luật này đã quy định tất cả các tội bạo lực kể cả bạo lực gia đình là trọng tội liên bang với mức độ xử phạt nhẹ nhất có thể bị phạt tù tại trại giam của Hạt tới 364 ngày, hoặc phạt tiền 5.000 đôla, hoặc cả hai. Nếu đã từng vi phạm trước đó hoặc nếu tái phạm với mức nặng hơn, thủ phạm có thể bị phạt đến 5 năm tù, hoặc phạt tiền 10.000 đôla hoặc cả hai.

Tháng 6 năm 2021, nước Mỹ cũng đã ban hành dự luật S.765 có tên là “Giữ an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”. Cùng năm này, còn có thêm Đạo luật chống tội ác thù ghét người châu Á, nhằm giảm thiểu các vụ việc liên quan tới phân biệt chủng tộc làm tổn thương thân thể, tính mạng, nhân phẩm của người châu Á, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái.

Bên cạnh các Đạo luật và Dự luật bảo vệ phụ nữ và các trẻ em gái, bản thân mỗi phụ nữ/trẻ em ở Mỹ cũng được giáo dục, trang bị kỹ năng ngay về việc luôn phải sẵn sàng ở 3 trạng thái: Chủ động, chuẩn bị và bảo vệ bản thân bằng những cách sau: Tự trang bị cho mình các kiến thức và nhận thức về các hành vi không an toàn có thể xảy ra bất cứ nơi nào (Chẳng hạn như thế nào là bạo lực, quấy rối tình dục, xâm hại...).

Tự trang bị các kiến thức về an toàn ở nơi công cộng (Chẳng hạn: nhận biết được môi trường xung quanh, đặc biệt khi đi một mình hoặc ở những nơi vắng vẻ như nhà để xe, bãi đỗ xe vào ban đêm), trường học và nơi làm việc. Có kỹ năng lập kế hoạch trước và suy nghĩ về phản ứng của bản thân mình đối với các tình huống “bất ngờ có thể xảy ra"…

Chia sẻ câu chuyện này, tôi không coi đây là hình mẫu về giải phóng phòng, chống bạo lực. Tôi thấy rằng, quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng đều giống nhau ở mục tiêu bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái. Tùy vào điều kiện, đặc điểm, mỗi nước có thể đưa ra các giải pháp khác nhau, nhưng giải pháp quan trọng nhất theo tôi vẫn là phải xây dựng được hệ thống luật pháp để điều chỉnh hành vi và tinh thần “thượng tôn pháp luật”.

Nguyễn Thu Hương
Sở Giáo dục Hạt Buncombe,
bang North Carolina, Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.