Bình đẳng giới vẫn còn rất xa

Chia sẻ

PNTĐ-Định kiến giới, sự khác biệt về văn hóa, trình độ… là những rào cản khiến cho phụ nữ khó có thể bước qua để thực hiện quyền bình đẳng của mình.

 
Rào cản đến từ định kiến giới…
 
Hôm trước, trên trang web cá nhân của một nhà văn trẻ xuất hiện một status khiến những người quan tâm đến giới và sự phát triển về giới phải giật mình! Năm 2008, khi chị sinh đứa con trai thứ nhất, ra khỏi phòng sinh, chị hỏi bác sĩ, ca đẻ của chị, có bao nhiêu trẻ trai, bao nhiêu trẻ gái – câu trả lời là 13 trai, 2 gái. 3 năm sau, chị sinh con thứ hai, câu hỏi tương tự vẫn được đặt ra với bác sĩ, lần này tỉ lệ trai – gái là 8-1…
 
Từ những năm cuối thế kỷ 20 xu hướng tăng tỷ số giới tính trẻ em trai so với trẻ em gái khi sinh ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện và tiếp tục tăng nhanh ở những năm gần đây. Đến thời điểm tháng 4 năm 2010, tỷ lệ này đã là 111,2/100 - một tỉ lệ đáng báo động về chênh lệch nam - nữ, thực tế đáng báo động về bất bình đẳng giới.
 
Bình đẳng giới vẫn còn rất xa - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Nhiều thông tin đã được đưa ra về sự tràn lan của tệ nạn nạo phá thai, về những phòng khám thai dự báo sinh con trai hay con gái, cùng sự công khai bày bán tài liệu hướng dẫn sinh con theo ý muốn. Nhà nước cũng đã ban hành một số biện pháp cấm những việc này. Tuy nhiên dường như chưa có cơ chế nào hữu hiệu được vạch ra, chưa có tổ chức, cơ quan nào thực sự vào cuộc để việc kiểm soát ngăn cấm trên được thực thi.
 
Tâm lý, quan niệm lạc hậu về “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại khá nặng nề là điều đầu tiên cản trở sự phát triển bình đẳng nam – nữ.
 
Không chỉ trong chuyện sinh con trai, con gái, quan điểm phụ nữ là nội tướng trong gia đình và là phái đẹp, phái yếu trong xã hội hình thành trong lịch sử đến nay vẫn còn tồn tại cũng là một điểm lớn trong định kiến về giới. Gần đây, phụ nữ được ngợi ca, khuyến khích hơn bao giờ hết trong các chức phận “nội tướng”, làm đẹp.
 
Tuy nhiên, sự ngợi ca, khuyến khích đó không cân bằng với sự động viên, cổ vũ phụ nữ trong vai trò, chức phận xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sự phấn đấu của phụ nữ trong chuyên môn hay lãnh đạo, quản lý. Trong khi đó, các cấp lãnh đạo, quản lý cũng không tích cực quan tâm ủng hộ, bồi dưỡng phụ nữ, định hướng phụ nữ phát triển theo hướng công tác xã hội.

…Đến chính sách và cơ hội đào tạo
 
Luật Bình đẳng giới nêu rõ: “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo” (Điều 11, khoản 4). Song chế độ hưu trí lại qui định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55, trước nam giới 5 năm. Qui định này ưu tiên cho phụ nữ được sớm hưởng chế độ hưu trí để chăm sóc bản thân và gia đình, đặc biệt là những người làm các nghề nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên khung chính sách về tuổi nghỉ hưu lại hạn chế sự phát triển của phụ nữ làm công tác nghiên cứu, chuyên môn và lãnh đạo, quản lý do tuổi qui hoạch phát triển. Ở tuổi 55, những người làm các công tác này còn sức khỏe phù hợp, đang ở độ chín của kinh nghiệm, nghề nghiệp. Sự ưu tiên trong những trường hợp này lại hạn chế sự phát triển của phụ nữ.
 
Trình độ học vấn của phụ nữ, dù được ưu tiên, cũng vẫn luôn thấp hơn so với nam giới, đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ thấp hẳn ở các cấp độ đào tạo cao. Theo kết quả điều tra về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2008, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% trong số người có trình độ cao đẳng nhưng ở đại học tỷ lệ này chỉ còn là 34%. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn thấp hơn nữa – 30% và tiến sĩ khoa học chỉ còn 4%.
 
Đặc biệt, theo kết quả điều tra trên tỷ lệ phụ nữ được đào tạo làm công nhân (bậc thấp), nhân viên văn phòng, nhân viên thương mại, viên chức cao hơn nam giới. Nam được đào tạo làm công nhân: 38,9%; nữ: 41,9%; Nam được đào tạo làm nhân viên: 70,4%; nữ 76,1%. Ngược lại, tỷ lệ phụ nữ được đào tạo để làm chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lãnh đạo trong các cấp chính quyền, đoàn thể lại thấp hơn hẳn nam giới. (Nam được đào tạo làm chuyên môn: 88,1%, nữ: 84,8%. Nam được đào tạo làm lãnh đạo 42,5%, nữ 34,4%).
 
Những tỷ lệ trên tuy đã cao hơn trước đây khá nhiều, song vẫn cho thấy sự chênh lệch giữa nam và nữ. Phải chăng về nghề nghiệp, sự tiến thân, phụ nữ được chuẩn bị tốt hơn hẳn để làm công nhân, nhân viên, viên chức bình thường, trong khi nam giới được định hướng và chuẩn bị tốt hơn để phát triển trong công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn.
 
Trước những rào cản lớn trong quá trình thực hiện Luật Bình đẳng giới, rất cần cái nhìn toàn diện, cân bằng và vào cuộc mạnh mẽ, thiết thực hơn nữa để tạo nên những luồng dư luận cải biến xã hội, đưa nội dung quyền bình đẳng của phụ nữ lên những nấc thang tiến bộ mới.
 
Nguyễn Thị Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.