Bố mẹ đừng diễn kịch nữa được không?

Chia sẻ

Kể từ hôm nay, bố mẹ có thể sống vì con theo một cách mà con không bị tổn thương còn bố mẹ vẫn có thể tìm thấy hạnh phúc cho bản thân được không?

“Tuần sau sinh nhật con, anh nhớ về nhé. Tôi đã bảo với con là anh đi công tác về rồi cả nhà sang nhà ông bà nội tổ chức sinh nhật cho con”, “Tôi biết rồi, con thích mua sắm gì cô cứ mua cho con, tôi sẽ chuyển khoản tiền…”, “Tôi đủ tiền để mua cho con mọi thứ, điều tôi cần anh xuất hiện để con có sinh nhật vui vẻ…”… Những dòng tin nhắn bố mẹ gửi cho nhau hiện ra trước mắt khiến con choáng váng. Nếu như con không tình cờ mượn máy mẹ để gọi cho ông bà bàn về kế hoạch tổ chức sinh nhật, thì có lẽ vở kịch này bố mẹ vẫn tiếp tục diễn trước mặt con.

Bố mẹ đừng diễn kịch nữa được không? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Hôm ấy, con đã đọc tất cả lịch sử tin nhắn bố mẹ gửi cho nhau và phát hiện sự thật bố mẹ đang sống ly thân. Vậy mà bố nói với con và mọi người rằng phải đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về nhà một lần. Bố là kỹ sư giám sát, thường xuyên theo những công trình nên con đã tin điều bố nói là thật. Nhưng hóa ra, sự thật lại khác, bố đang sống ở một căn hộ khác, không còn yêu mẹ nữa. Mẹ không muốn níu giữ người đàn ông không còn yêu thương mình, nhưng không muốn con bị tổn thương nếu gia đình đổ vỡ. Và, một kịch bản đã được viết sẵn, trong đó bố mẹ đóng vai chính trong suốt gần hai năm nay. Hạnh phúc gia đình mà con đang nhìn thấy hóa ra chỉ có trong vở kịch của bố mẹ mà thôi.

 Con đã suy nghĩ rất nhiều và im lặng để đóng tròn vai một đứa con hạnh phúc trong lễ sinh nhật ấm áp, vui vẻ. Bố mẹ vui vẻ cười nói, ngồi cạnh, hỏi han nhau tình cảm. Trước đây, con đã rất hạnh phúc và tự hào khi nhìn bố mẹ yêu thương nhau như thế. Nhưng bây giờ, con cảm thấy nghẹt thở trước cảnh ấy. Tiệc sinh nhật kết thúc, mẹ hỏi điều ước của con trong tuổi mới là gì, hãy cho bố mẹ biết để hỗ trợ giúp con biến nó thành hiện thực. “Liệu bố mẹ có thực hiện được không?”, “Có chứ”, bố mẹ đồng thanh trả lời. “Vậy thì bố mẹ đừng diễn kịch nữa…?”. “Là… bố mẹ nghĩ cho con, thương con…”.

Con không cần hạnh phúc giả tạo này, điều con cần là bố mẹ yêu thương nhau thật lòng. Nếu hai người thật sự không cần nhau, con sẽ chấp nhận sự thật, dù điều đó không hề dễ dàng. Nhưng, nếu con lớn lên trong sự giả dối, không biết phân biệt đâu là hạnh phúc thật, đâu là ảo ảnh hạnh phúc thì lại càng bất hạnh hơn. Kể từ hôm nay, bố mẹ có thể sống vì con theo một cách mà con không bị tổn thương còn bố mẹ vẫn có thể tìm thấy hạnh phúc cho bản thân được không?

                                                                                                                        Huyền Ly 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.