Cả nhà cùng phòng, chống bạo lực gia đình

Chia sẻ

Mô hình “CLB Gia đình nói không với bạo lực” ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã được thành lập hơn 1 năm nay, đã đạt được hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương.

Từ đánh vợ đến tuyên truyền chống bạo lực

Vợ chồng chị T có hai con đã lớn, lập gia đình riêng. Chị T làm việc ở nhà, còn chồng chị đi làm xa. Lần ấy, chị T phát hiện có tin nhắn của một người phụ nữ lạ cho chồng nên nghi ngờ lòng chung thủy của anh. Do đó, chị T ra sức chất vấn, thuê người tìm hiểu, theo dõi. Mặc dù anh chồng khẳng định mình hoàn toàn trong sạch, nhưng chị T vẫn có những lời lẽ khiếm nhã khiến vợ chồng mâu thuẫn, xung đột. Trong một lần bực bội, chồng chị đã bạo hành vợ.

Ngay sau khi nắm bắt vụ việc, Hội LHPN xã Đặng Xá đã kết hợp với các chị em trong CLB “Gia đình nói không với bạo lực” tổ chức hòa giải. “Được lời như cởi tấm lòng”, chị T dốc bầu tâm sự hết những ấm ức trong lòng. Qua trao đổi, chị T cho biết mình không có bằng chứng chồng ngoại tình, còn chồng chị cũng hối hận vì đã “quá nóng giận”. Nhân đó, các chị đã vận động vợ chồng chị T tham gia CLB để có kiến thức xây dựng hạnh phúc gia đình, phòng chống bạo lực.

Một trường hợp khác là anh M nghiện ma túy. Mỗi lần lên cơn nghiện, anh M lại về đòi tiền, nếu vợ không cho thì ra tay đánh đập. Không chịu được chồng bạo hành, vợ anh bỏ về nhà ngoại và đòi ly hôn. Các chị em trong CLB đã đến trò chuyện, giúp vợ chồng anh vay vốn phát triển kinh tế, đồng thời, vận động anh M cai nghiện. Đến nay, anh M đã cai nghiện và bắt đầu biết lo toan làm ăn…

Đây là hai trong nhiều gia đình được CLB “Gia đình nói không với bạo lực” xã Đặng Xá hòa giải thành công. Nhiều gia đình sau đó đã tham gia CLB, cùng xây dựng kỹ năng giữ lửa hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình. Từ đánh vợ, họ trở thành những người chồng mẫu mực, yêu vợ.

Một buổi sinh hoạt của CLB Gia đình nói không với bạo lực xã Đặng XáMột buổi sinh hoạt của CLB Gia đình nói không với bạo lực xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Bà Ngô Thị Hồng Huệ, Chủ tịch Hội LHPN xã Đặng Xá cho biết, từ tháng 5/2019, Hội LHPN xã Đặng Xá đã thành lập 2 CLB “Gia đình nói không với bạo lực” ở thôn An Đà và Cự Đà. Ban đầu, mỗi CLB chỉ có 25 thành viên, chủ yếu là gia đình các hội viên phụ nữ nòng cốt và 1 số hộ gia đình hạnh phúc. Trong quá trình hoạt động, CLB vận động thêm nhiều gia đình khác tham gia. Có gia đình, bố mẹ vận động cả nhà hai con trai tham gia, có gia đình sau khi mâu thuẫn được hòa giải cũng đăng ký để tham gia CLB.

“Nhiều gia đình trẻ lúc đầu từ chối vì không có thời gian. Tuy nhiên, chúng tôi đã đổi mới phương thức sinh hoạt qua zalo, in sao tài liệu, bằng các buổi liên hoan... kết hợp trò chuyện của báo cáo viên. Nhiều nam giới sau khi tham gia CLB còn nói, không ngờ việc nặng lời với vợ, hay quản chặt kinh tế lại là hình thức bạo lực mà không biết” – bà Huệ nói.

Mô hình cần nhân rộng

Theo bà Huệ, ưu điểm của mô hình là tổ chức nhóm nhỏ nên dễ tuyên truyền, sinh hoạt bằng nhiều hoạt động phong phú như hội thi, tọa đàm, hái hoa dân chủ tìm hiểu luật…, sử dụng mạng xã hội để truyền thông. Các gia đình tham gia CLB đoàn kết hơn, phụ nữ học hỏi kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, nam giới hiểu về hành vi bạo lực… Nhờ vậy, hơn 1 năm qua, xã Đặng Xá không có vụ việc bạo lực gia đình nghiêm trọng. Một vài vụ cãi nhau ngay lập tức đã được báo cáo lên CLB và được hòa giải ngay tại địa phương.

Chị Vũ Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm cho biết, trước đây hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình thường chỉ dành cho hội viên phụ nữ, trong khi phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình chứ không phải là người gây bạo lực. Từ khi tham gia sinh hoạt mô hình, nam giới được tuyên truyền, cung cấp thông tin pháp luật, hiểu được thế nào là hành vi bạo lực gia đình mà đôi khi mình phạm phải nhưng lại không nghĩ đó là hành vi bạo lực.

Từ mô hình điểm ở xã Đặng Xá, đến nay, toàn huyện Gia Lâm có 12 mô hình, trong đó có 10 mô hình nhân rộng trong năm 2020 tại các xã Đặng Xá, Đình Xuyên, Phù Đổng, Kim Sơn, Kiêu Kỵ. Các gia đình gồm bố mẹ và các con; số lượng mỗi CLB từ 7-10 hộ gia đình, theo địa giới hành chính (các hộ gia đình ở gần sát nhau, theo tổ liên gia). Chủ nhiệm CLB là hội viên nòng cốt của Hội hoặc đại diện hộ gia đình hạnh phúc, bản thân tích cực tham gia hoạt động phong trào, có khả năng dân vận (chủ nhiệm CLB có thể là nam giới). Các gia đình tham gia sinh hoạt được trao đổi, chia sẻ, cung cấp thông tin.

“Ban đầu, từ 1-2 gia đình nòng cốt, sau đó, họ có thể rủ các gia đình khác tham gia bằng cách tổ chức liên hoan chung của các gia đình ở ngõ, xóm rồi mời báo cáo viên nói chuyện về phòng chống bạo lực gia đình, phòng tránh xâm hại trẻ em, quy tắc 5 ngón tay, quy tắc đồ lót để cha mẹ có tài liệu giáo dục, hướng dẫn con… Từ đó, nhiều gia đình đã chủ động đăng ký tham gia vào CLB” – chị Lan Anh cho biết.

Bài và ảnh: HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.