Cần nhiều giải pháp mạnh mẽ, thiết thực hơn để bảo vệ trẻ em

Chia sẻ

Để tăng cường các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuẩn bị Chỉ thị về tăng cường các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Việt Nam được Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế đánh giá là một điểm sáng trên thế giới về chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em vẫn còn đó và là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội khi nó ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. "Chỉ thị là một mệnh lệnh từ Thủ tướng nhằm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội về vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, những giải pháp mạnh, thiết thực hơn để giải quyết vấn đề này", Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Phiên họp của Bộ LĐ, TB&XH liên quan đến công tác thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủPhiên họp của Bộ LĐ-TB&XH liên quan đến công tác thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ   (Ảnh: Bộ LĐ, TB&XH) 

Để thực hiện yêu cầu xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TBXH đã phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, một số chuyên gia trong nước và quốc tế. Vào chiều ngày 7/5/2020, tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã diễn ra phiên họp liên quan đến công tác thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự cuộc họp có đại diện một số cơ quan liên quan của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các chuyên gia trong nước và các tổ chức quốc tế… Tại cuộc họp này, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu thảo luận và làm rõ những nội dung chi tiết của Chỉ thị, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan, địa phương... tập trung vào quyền trẻ em để tìm nguyên nhân chính của tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em nhằm tìm ra giải pháp căn cơ nhất sát với thực tiễn.

Các đại biểu đều nêu cao vai trò cốt lõi trong công tác bảo vệ trẻ em là gia đình. Đó là cha mẹ và người thân của trẻ em, cùng với những cán bộ bảo vệ trẻ em tại địa phương. Các đại biểu cũng đề xuất ưu tiên công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trong cộng đồng. Đồng thời nhấn mạnh tới trách nhiệm người đứng đầu và đạo đức công vụ là hai yếu tố chính để đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền và lợi ích của trẻ em. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng công tác phối hợp liên ngành còn chưa được hiệu quả và cần có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Lắng nghe các ý kiến, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh sự buông lỏng quản lý trong các cấp chính quyền, các gia đình và các cơ sở giáo dục đang tạo thuận lợi cho những hành vi xâm hại trẻ em tiếp diễn. Tiếp đến là công tác phối hợp của các cơ quan còn chưa rõ ràng. Đồng thời, cần thay đổi phương pháp truyền thông sao cho hiệu quả, đúng và đủ đến các đối tượng.  Bộ trưởng yêu cầu cần phải thay đổi hoàn toàn về truyền thông, thậm chí nhấn mạnh cần có khung giờ vàng để dành cho trẻ em trên các phương tiện truyền hình ở Trung ương và các đài địa phương, chỉ cần 15 phút trong khung giờ này sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác thực hiện quyền và bảo vệ trẻ em trên cả nước.

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.