Chế độ nghỉ sinh con và thời gian phục hồi sau thai sản

Chia sẻ

Em là cô giáo mầm non, có thời gian làm việc đóng bảo hiểm xã hội hơn 3 năm. Hiện nay, em đang có bầu đến tháng thứ 7, do sức khỏe yếu nên em muốn nghỉ trước khi sinh một tháng.

Em muốn biết, chế độ nghỉ thai sản trước và sau sinh con như thế nào? Khi đi làm trở lại, nếu sức khỏe yếu, em có được nghỉ theo chế độ thai sản nữa không? Em có bạn đồng nghiệp vừa sinh con được một tháng thì con mất do bị bệnh hiểm nghèo. Vậy bạn em có tiếp tục được nghỉ thai sản, hay phải đi làm luôn sau khi con mất. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Xin Quý báo tư vấn giúp?

Luuhuonggiang@gmail.com

Trả lời:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Người lao động quy định tại các điểm b, c, d tại khoản 1 điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1, điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Về, chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ, trước và sau sinh con, nghỉ trong trường hợp con bị mất, con sinh đôi… được quy định tại Điều 34 của Luật này như sau:

Lao động nữ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. (khoản 1, Điều 34, Luật BHXH năm 2014).

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên thì người mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34, Luật BHXH năm 2014; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ được quy định tại Điều 41. Theo đó, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5-10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh 1 lần từ hai con trở lên; Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; Tối đa 5 ngày đối với trường hợp khác.

BÁO PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.