Chủ động với hạnh phúc của bản thân

Chia sẻ

Với bộ phận cha mẹ khuyết nửa bạn đời, vấn đề sống đơn thân hay tái hôn sẽ phải dựa vào bản thân và điều kiện sống của mình. Bởi mỗi người có một cách cảm nhận cuộc sống hạnh phúc khác nhau.

Chủ động với hạnh phúc của bản thân - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Với người này sống đơn thân là hạnh phúc nhưng với người khác đó lại là bất hạnh. Tương tự, khi tái hôn, có người sẽ hạnh phúc vẹn tròn nhưng có người lại trở nên bế tắc, đau khổ. Đây là quan điểm chung được rút ra sau một thời gian thảo luận về vấn đề này.

Tuy nhiên, bên cạnh điểm chung đó, vẫn có những luồng quan điểm riêng. Qua các ý kiến thảo luận, tạm thời có hai luồng quan điểm trong vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cha mẹ già nên sống đơn thân, an phận bên con cháu đến cuối đời. Quan điểm thứ hai, cha mẹ nên tái hôn để tìm hạnh phúc tuổi già, bởi "con chăm cha không bằng bà chăm ông".

Bộ phận cha mẹ chấp nhận sống đơn thân chủ yếu là do điều kiện hoàn cảnh không cho phép. Họ vẫn có mong muốn cuộc sống lứa đôi để giải quyết nhu cầu về đời sống tinh thần và tâm sinh lý của mình. Nhưng do điều kiện sống phải phụ thuộc vào sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cháu, họ không dám tự quyết hạnh phúc riêng của mình. Bởi không muốn tạo thêm gánh nặng, phiền phức cho các con. Đây cũng là lý do chính khiến đa số con cái phản đối chuyện cha mẹ khuyết nửa tái hôn, tìm hạnh phúc mới.
Yếu tố tài sản cũng là lý do khiến cho con cái phản đối chuyện cha mẹ tái hôn tìm hạnh phúc. Cuộc chiến tranh giành tài sản giữa con chung, con riêng đã đẩy cuộc sống của nhiều cha mẹ tái hôn trở thành bi kịch. Không ít trường hợp, cha mẹ sau khi tái hôn lại trở thành nguyên nhân đẩy con cái vào cảnh tương tàn vì tài sản chung, tài sản riêng.

Với quan điểm tái hôn để tìm hạnh phúc lại dựa vào khả năng tự quyết của cha mẹ và sự thấu hiểu ủng hộ của con cái. Số cha mẹ tự quyết việc tái hôn chủ yếu rơi vào những trường hợp có kinh tế, còn khỏe mạnh, làm trụ cột gia đình. Vì chủ động được cuộc sống nên họ không cần phụ thuộc vào sự đồng ý hay phản đối của con cái, tự do tìm người để tái hôn. Bên cạnh đó là một số ít cha mẹ được con cái thấu hiểu, xem trọng niềm vui, hạnh phúc cuối đời của họ, nên chấp nhận gánh thêm trách nhiệm với "cha dượng, mẹ kế" tuổi xế chiều để làm trọn chữ hiếu của mình.

Trong xu thế gia đình hiện đại, mô hình gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến, cha mẹ không còn sống chung với con cháu. Do đó, với cha mẹ khuyết nửa, nhu cầu tái hôn tìm hạnh phúc là chính đáng và cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống tuổi già. Tuy nhiên để làm được điều đó, họ phải chủ động với hạnh phúc của bản thân, thay vì trao quyền quyết định cho con cái. Với con cái, cần có sự thấu hiểu, và có trách nhiệm với hạnh phúc của cha mẹ. Hạnh phúc đó không chỉ là tình yêu thương, chăm sóc về vật chất của con cái mà còn là sự quan tâm, thấu hiểu về đời sống vật chất lẫn tinh thần đến từ người chồng, người vợ ở tuổi xế chiều.

BÁO PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.