“Chuyển phát nhanh” trầu cau cho bà nội

Chia sẻ

Một gia đình trong ngõ đi du lịch về có người bị sốt cho đi bệnh viện khám bị giữ lại vì nghi nhiễm Covid-19 khiến cả ngõ bị phong tỏa. Thời công nghệ, con cháu đại gia đình lên mạng chát rào rào trợ giúp người thân trong thời gian bị cách ly.

“Chuyển phát nhanh” trầu cau cho bà nội - ảnh 1 (Ảnh: minh họa).

Bọn trẻ con xin được "cứu trợ trà sữa, Pizza". Bố "xin" thùng bia, ít chân giò hun khói để "giải khuây" khi phải làm việc online ở nhà không được gặp gỡ bạn bè chiến hữu hò dô. Mẹ cũng lên hẳn một danh sách nào rau, đậu, thịt kèm theo một số đồ ăn vặt khác. Bà nội già rồi nên chẳng cần nhu cầu gì nhiều, con cháu ăn gì mình ăn nấy.

Mấy ngày trôi qua, em Bống phát hiện bà nội sức khỏe không ổn, trông cứ lờ đờ, bồn chồn như người... nghiện. Bố mẹ hốt hoảng nghĩ đến khả năng bà nội sức khỏe yếu nên con Covid nó quật ngã đầu tiên. Sau đó, bà nội được lực lượng y tế đến khám, lấy mẫu xét nghiệm, kết quả báo bình an không nhiễm Covid. Nhưng, không hiểu sao bà nội vẫn không hết trạng thái lờ đờ. Đồ ăn thức uống, thuốc tẩm bổ được con cái gửi đến ùn ùn nhưng bà vẫn ăn uống kém, miệng luôn hỏi cái Mai đi trại hè về chưa.

Hơn một tuần nay, Mai đi trại hè quân đội, không được liên lạc cá nhân về nhà nên bà nội càng mong. Cuối cùng, bố mẹ phải nói khó với chỉ huy trưởng ở trại hè để cho Mai được gọi điện về động viên bà nội. Nói chuyện với bà nội xong, Mai bảo cả nhà yên tâm, lát nữa có người chuyển phát nhanh cho bà một món đồ đảm bảo bà sẽ hết bệnh ngay.

Trưa, bác tổ trưởng dân phố cầm tới nhà một bọc bảo Mai nhờ mua cho bà nội. Cả nhà xúm lại xem thì đó là bọc trầu cau. Hóa ra, mấy ngày nay bà hết trầu cau để ăn nhưng không dám bảo con cháu mua cho mình. Nguyên nhân là do chuyện bà ăn trầu luôn bị mẹ phản đối vì không chịu được mùi trầu thuốc, nhất là thứ nước trầu đỏ đòng đọc mỗi khi ăn bà làm dây bẩn hết cả nhà. Do đó, lâu nay, chỉ có Mai mua trầu cau cho bà ăn, chịu khó dọn rửa nước trầu. Mẹ mặc định đó là nhiệm vụ của Mai nên khi bà hết trầu ăn cũng chẳng để ý. Phần bà nội sợ làm phiền con dâu nên chẳng dám nhờ mua, cứ thế âm thầm chịu cảnh "đói trầu thuốc".

Bữa đó, nhìn bà nội mãn nguyện ngồi nhai trầu tóp tép, cảm giác có lỗi dâng lên trong lòng mọi người. Từ hôm cách ly đến nay, ai cũng được đáp ứng như cầu của mình, duy nhất chỉ có bà nội. Mẹ vì sạch sẽ mà không muốn bà ăn trầu, còn bố chỉ để ý đến cảm giác của mẹ ủng hộ chuyện bà cai trầu thuốc. Chỉ có Mai là người thấu hiểu, ủng hộ chuyện bà ăn trầu.

Đêm, bố bảo với mẹ hết lệnh cách ly sẽ kiếm một dây trầu trồng ở khoảng sân nhỏ để tặng bà nội. Mẹ cũng bảo, từ nay sẽ tập "yêu" mùi trầu thuốc, và trong thực đơn đi chợ sẽ có thêm món trầu cau của bà nội.

NGUYỄN HUYỀN

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.