Cùng con đi qua "tuổi nổi loạn"

Chia sẻ

Có vô vàn những khúc mắc của bố mẹ khi con mình đến “tuổi nổi loạn”. Bước vào giai đoạn dậy thì, đứa trẻ ngoan hiền của ngày hôm qua thoắt cái như biến thành ai đó khác, như vừa đến từ một hành tinh xa lạ. Trong đó, dễ dàng thấy nhất là trẻ sa đà vào những văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng mà không được người lớn kiểm soát.

Mệt mỏi, bỏ bê học tập là dấu hiệu bất thường thời gian gần đây của con trai chị Nguyễn Thu Trang (ở Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng). Cậu bé bắt đầu ham chơi game từ khi bố mẹ đưa ipad để học online. Nó không rời chiếc ipad vì học xong là ngay lập tức chơi game, tải biết bao là trò chơi trên mạng. Anh chị đã nhắc nhở con nhưng không phải lúc nào cũng ở bên cạnh để kiểm soát. Nhiều lần, hai vợ chồng chị cáu gắt, dọa dẫm sẽ tịch thu ipad nhưng con trai có vẻ “bỏ ngoài tai”, im lặng nghe xong rồi bỏ vào phòng, khóa chặt cửa. “Tôi không biết phải xử lý thế nào trong khi vẫn phải giao máy cho con để học”- chị Trang nói.

Những ngày phải ở nhà nhiều do dịch bệnh, học online, thiếu sự tương tác trực tiếp, trẻ có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn. Cũng bởi vậy mà ngoài chơi game, một điều nữa khiến bố mẹ đau đầu, lo lắng là con truy cập vào những trang web đen, chứa các sản phẩm đồi trụy, kích động.

Lần giở lịch sử truy cập của máy tính, chị Nguyễn Mỹ Anh (ở Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) ngã ngửa khi thấy trang truy cập nhiều nhất và liên tục của con không phải là kiến thức cần cho việc học mà là những trang phim sex. Chị không thể tưởng tượng con mình mới 13 tuổi mà đã xem thể loại này triền miên suốt một thời gian dài như thế, và không biết từ bao giờ? Với chị, chỉ có loại người hư hỏng mới đi xem web đen, nhưng khi đó lại là con mình, chị rất đau lòng và hoang mang không biết phải làm gì.

Tình trạng trẻ nghiện game trong thời gian học trực tuyến đang gia tăngTình trạng trẻ nghiện game trong thời gian học trực tuyến đang gia tăng (Ảnh: Int)

Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của Internet càng giúp trẻ dễ dàng cập nhật những nội dung xấu độc, thì một số cha mẹ lại không thành công trong việc áp dụng các biện pháp giám sát và hướng dẫn con cái, vì nhiều lý do. Có người không biết nhiều về Internet, người khác lại quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả nên không còn sức giám sát con cái, cũng có người cho con quá nhiều sự tự do, hoặc không bỏ nhiều thời gian để tương tác với con.

Chị Lê Lan Anh (tác giả cuốn sách “Bí quyết thương lượng cho tuổi dậy thì”, cho rằng, con nghiện game có một phần lỗi của bố mẹ. Để dỗ con, bố mẹ dí cho cái điện thoại nên khi cậu bé lớn lên 13-14 tuổi nghiện game là chuyện bình thường.

Không chỉ riêng chuyện chơi game, rất nhiều việc bố mẹ phát hiện ra thì đã muộn. Theo chị Lan Anh muốn không quá muộn, khi nhận ra mình thiếu sót, bố mẹ phải thay đổi, phải sửa. Quá trình nuôi con giống như một con diều, thả giây chùng quá thì không bay được, mà kéo căng thì đứt. Phải chăm con, gần con, thực sự là bạn của con để hiểu, còn để khi mọi việc đã xảy ra rồi can thiệp thô bạo thì đó chỉ là sự tuyệt vọng, bất lực, nhiều trường hợp là “mất con”.

Một “thói quen” khác là khi biết con mình truy cập những trang web đen, nhiều bố mẹ trách mắng, thậm chí đánh đập con vì cho rằng đó là sự băng hoại đạo đức. Điều này càng khiến con bị tổn thương tâm lý nặng nề. Theo Th.S Phương Hoài Nga, chuyên gia tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên, tuy xã hội đã hiện đại nhưng không ít bậc phụ huynh ngượng ngùng khi nhắc tới vấn đề này, họ luôn nghĩ con họ là những đứa trẻ bé bỏng, chưa nên biết. Nhưng đó chính là kẽ hở khiến bé tìm lời giải đáp về giới tính trong web đen. Khi thấy con mình có những biểu hiện lạ, cha mẹ cần bình tĩnh, suy nghĩ kỹ để tìm ra hướng giải quyết. Việc tò mò về giới tính là điều đương nhiên diễn ra khi con cái của bạn đến một lứa tuổi nhất định, đặc biệt là với những bé dậy thì sớm.

Cha mẹ cần phân tích để bé hiểu tác hại khôn lường mà những thước phim không lành mạnh này xảy ra nếu bé không có bản lĩnh nói không với những loại phim này. Việc đánh mắng không ngăn được sự tò mò, muốn khám phá của con, sẽ là cách hay nhất nếu cha mẹ hãy đồng hành cùng trẻ.

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.