Cưới nhưng không đăng ký kết hôn để giữ tài sản riêng

Chia sẻ

Chúng tôi yêu nhau và hiện bạn gái tôi đang muốn tiến tới hôn nhân. Tôi có khá nhiều tài sản nên không muốn bị biến thành tài sản chung sau khi kết hôn.

Cưới nhưng không đăng ký kết hôn để giữ  tài sản riêng - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Chúng tôi yêu nhau và hiện bạn gái tôi đang muốn tiến tới hôn nhân. Tôi có khá nhiều tài sản nên không muốn bị biến thành tài sản chung sau khi kết hôn. Nói cách khác tôi không muốn chia đôi tài sản của mình cho vợ nếu hôn nhân không hạnh phúc phải ly hôn. Do đó, tôi dự định cứ làm đám cưới nhưng sẽ không đăng ký kết hôn. Bằng cách này, tôi vừa làm thỏa mãn yêu cầu của cô ấy, vừa giữ được tài sản riêng của mình. Theo Tâm Giao, cách làm này của tôi có ổn không?

Danghoanghiep@gmail.com

Theo quy định của pháp luật, vợ chồng khi làm đám cưới, kết hôn chung sống cùng nhau thì phải đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ chồng trong hôn nhân, vừa liên quan đến các vấn đề pháp lý khác đối với các con của các bạn sau này. Do đó, nếu bạn xác định kết hôn với cô ấy thì phải nghiêm túc thực hiện việc đăng ký kết hôn trước pháp luật. Liên quan đến vấn đề tài sản riêng, bạn có thể lựa chọn giải quyết theo cách khác.


Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép vợ/ chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Vì thế, dù bạn cưới vợ và đăng ký hết hôn thì vẫn có thể giữ được tài sản riêng của mình, nếu như bạn không có ý định nhập vào tài sản chung. Bạn nên dựa vào quy định pháp luật để giải quyết vấn đề của mình, thay vì "trốn tránh" bằng việc làm trái pháp luật. Vấn đề còn lại là bạn hãy đả thông tư tưởng cho vợ trong việc xác định tài sản riêng trong hôn nhân. Bởi lâu nay, tâm lý chung trong hôn nhân vẫn xem tài sản là "của chồng công vợ", nay bạn muốn phân định rạch ròi "của riêng" thì cũng cần hợp cả lý lẫn tình để đảm bảo cuộc sống hôn nhân hàng ngày. Có như vậy, hôn nhân mới hạnh phúc.

TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.