Đánh ghen: Ai đau, ai thiệt?

Chia sẻ

Những ngày qua, cộng đồng mạng và dư luận xã hội xôn xao bàn tán về một vụ việc được cho là đánh ghen xảy ra tại một con phố của Hà Nội. Chủ đề đánh ghen: Ai đau, ai thiệt được nhiều người mổ xẻ.

Ảnh cắt từ clip ghi lại vụ đánh ghen gây xôn xao vừa quaẢnh cắt từ clip ghi lại vụ đánh ghen gây xôn xao vừa qua

Đánh ghen là chuyện đàn bà?

Vụ đánh ghen không chỉ khiến người qua đường hiếu kỳ đứng lại bàn luận đánh giá mà còn được cộng đồng mạng livestream trên mạng xã hội. Một người phụ nữ, tự xưng là vợ ngồi sau xe ôm công nghệ bất ngờ nhảy xuống đánh tới tấp một cô gái trẻ, dáng người khêu gợi bước ra từ chiếc xe ô tô có giá gần chục tỷ đồng. Người đàn ông là chồng đã hung hăng đánh lại vợ để bảo vệ bồ nhí.

Theo Tiến sỹ tâm lý Nguyễn Đình San: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - quan niệm này từ lâu đã dạy người phụ nữ phải biết gìn giữ, vun vén gia đình. Hơn nữa, sự đổ vỡ trong hôn nhân cũng bị xem là do lỗi của người phụ nữ - do cô không biết giữ chồng, không biết tân trang bản thân, không biết lo lắng chuyện gia đình. Áp lực bủa vây từ nhiều phía khiến người phụ nữ ám ảnh với việc kiểm soát mọi vấn đề - để rồi khiến người ta nhìn đánh ghen như một tội ác mà phụ nữ gây ra.

Đánh ghen rốt cuộc không phải là một bản năng tự nhiên, mà là sản phẩm của các quá trình xã hội và văn hóa, khi chúng không theo kịp sự phát triển của kinh tế và các giá trị vật chất. Qua cách chúng ta nói về chuyện đánh ghen thì thấy được những định kiến giới và quan điểm miệt thị phụ nữ vẫn còn trong xã hội ngày nay. “Với tôi, đằng sau những vụ đánh ghen này, phải trách người đàn ông trước tiên, rồi mới trách người vợ và cô bồ kia nữa”, TS San nhận định.

Bởi vậy, theo chuyên gia tư vấn tâm lý Mã Ngọc Thể, Trung tâm tư vấn tâm lý và giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm: “ Người phụ nữ cần bảo vệ gia đình bằng những cách sắp xếp hài hòa các mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình. Nếu như người chồng vẫn quan hệ ngoài luồng nhiều lần, có nghĩa họ không coi trọng gia đình và vợ con. Phụ nữ cần xem xét có tiếp tục gắn bó hôn nhân với người chồng bội bạc đó hay không? Ly hôn không có nghĩa là mất tất cả mà có thể tạo ra cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Tức là đem lại cho mình tâm hồn vui vẻ, hạnh phúc chứ không phải là cuộc sống cắn răng, nhịn nhục chịu đựng”.

Và để trả lời cho câu hỏi “Đánh ghen, ai đau?”, có lẽ là cả xã hội đau vì xuống cấp đạo đức. “Trước tiên là gây mất trật tự xã hội, rồi nhiều gia đình bị đẩy vào cảnh tan vỡ. Sẽ có thêm những thế hệ trẻ bị thiếu hụt tình cảm gia đình, thiếu sự chăm sóc, dạy dỗ uốn nắn của cả bố và mẹ, có thể bị đẩy vào tình cảnh không được lựa chọn trong cuộc sống với cha dượng hoặc mẹ kế… Con cái không còn tấm gương từ bố mẹ để soi, thì xã hội đi xuống về đạo đức sẽ là điều thấy rõ…”, TS Nguyễn Đình San cho biết.

Pháp luật không khoan nhượng với vi phạm về hôn nhân gia đình

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình (HNGĐ) phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Các chế tài có thể áp dụng để xử lý hành vi vi phạm bao gồm xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó để lại. Mới đây Chính phủ cũng vừa có quy định tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi ngoại tình từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Dưới góc độ pháp luật thì “người thứ ba” chen vào cuộc sống hôn nhân gia đình của người khác là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Người đánh ghen cũng có thể bị khép vào tội xúc phạm nhân phẩm, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.

“Việc duy trì quan hệ hôn nhân vẫn phải xuất phát từ hai phía và còn phụ thuộc vào phạm trù đạo đức. Sự can thiệp của pháp luật là quan trọng nhưng có những quan hệ trong xã hội vẫn do những quy phạm khác điều chỉnh. Việc tăng mức xử phạt hành chính với các hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ phần nào ngăn chặn được những hành vi vi phạm nhưng không thể loại trừ hoàn toàn những vi phạm này”, Luật sư Cường nói.

AN CHI

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.