Dâu là con, rể cũng là con

Chia sẻ

PNTĐ-Chuyện các cô gái đi lấy chồng, về nhà chồng là chuyện đương nhiên từ trước đến nay, vì “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Còn chuyện trai về nhà vợ, có muôn vàn lý do...

 
Dâu là con, rể cũng là con - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Anh theo nàng… về dinh?
 
Ở thành phố, những gia đình ít con, thậm chí chỉ có một cô con gái, không phải là hiếm. Sau bao nhiêu năm phấn đấu vất vả, bố mẹ đã có được cái nhà, căn hộ chung cư, tập thể, khá thì biệt thự, chung cư cao cấp. Ở đời, của cha mẹ là của con cái. Nhà có mỗi mụn con gái, sau này ông bà “quy tiên” cũng chẳng mang theo, chẳng cho con gái thì cho ai. Thế là ngay từ khi cô con gái bước vào tuổi hẹn hò, bố mẹ đã định hướng: “Sau này con có yêu đứa nào, thì chọn cho tử tế, đứa nào hiền lành, chịu thương chịu khó, bảo nó về ở cùng nhà mình”. Những đối tượng muốn ở rể không phải là ít. Đó là những chàng trai tỉnh lẻ, lên học hay làm việc trên thành phố, phải ở trọ, ở nhà thuê mà “yêu được” cô nào có hoàn cảnh hiếm người thì khác gì “chuột sa chĩnh gạo”.
 
Cũng có những chàng trai thành phố, ở cùng bố mẹ, nhưng gia đình có vài người con, thế là nhà gái phải có lời với bên nhà trai, xin cho chàng trai về ở cùng nhà mình. Không phải nhà trai nào cũng chấp nhận, có gia đình còn “kiêu kiêu” một tí...
 
Anh Hoàng ở Thanh Xuân, là một chàng rể ở nhờ nhà vợ chia sẻ: “Với tôi ở rể cũng không có gì là nghiêm trọng, bản thân tôi đã lấy vợ, ở nhà vợ, đồng thời cũng làm luôn cho công ty của bố vợ. Bố mẹ vợ tôi chỉ có mình cô ấy, chúng tôi cưới nhau và lập nghiệp tại thành phố này thì dọn về ở cùng với bố mẹ vợ cho tiện chăm con cái luôn. Mình cũng nghe nhiều lời bàn ra tán vào, nhưng cơ bản mình thấy bố mẹ vợ thoải mái, dễ tính. Các cụ coi mình như con trai cả. Bố mẹ đẻ mình cũng không có ý kiến gì vì gia đình mình có 2 anh em trai. Mình nghĩ cứ sống thoải mái là được, không quan trọng lắm đâu. Phụ nữ làm dâu tốt thì đàn ông cũng ở rể được, có gì khó đâu”.
 
Chị Nga cũng có chồng ở rể cho biết: “Mình kết hôn được một năm, sau đó do sức khỏe yếu, mình sinh em bé sớm hơn so với dự định. Ban đầu vợ chồng mình ở nhà thuê nhưng do em bé sinh non mà bố mẹ chồng ở quê già yếu không thể bỏ việc nhà để lên chăm cháu được, mình và chồng về ở nhà mẹ đẻ mình để tiện ông bà chăm con giúp, thế nhưng cuộc sống không như mong muốn. Ban đầu thì chỉ định ở vài tháng cho bé cứng cáp, nhưng mình chả nỡ xa bố mẹ nên bàn chuyện ở lại luôn. Nhiều anh chồng vẫn khư khư ôm quan điểm ở rể mang thân phận “chui gầm chạn”. Nhưng nói thật, mình có thấy nhục gì chứ, vợ mới sinh thì mọi chuyện mẹ mình lo cho hết, con mình cũng khỏe khoắn hơn, cơm nước con cái cũng ông bà ngoại, anh và mình đi làm về là sẵn cơm ăn. Sướng thế còn gì!”.
 
Trai ở rể lợi muôn phần
 
So với cảnh các cô gái đi lấy chồng, về làm dâu nhà chồng, thì các chàng trai đi ở rể thời nay lại rất thoải mái, nếu không nói là “còn sướng hơn ở nhà”.
 
Tâm lý của các ông bố, bà mẹ thương con gái, muốn con mình được yêu, được đối xử tử tế, thì cũng rất quý và chiều con rể, nhất là bố vợ. Vốn nhà đã neo người, hiếm con trai, nay có đứa con trai về nhà ở cùng, thấy ấm áp, vượng khí hẳn lên. Ông bố có người trà, thuốc, bia rượu cùng, bởi từ trước đến nay ông được liệt vào dạng “đẹp trai nhất nhà”, “phe mẹ con bà ấy” lấn át, nay có thêm con rể, như thêm vây, thêm cánh. Ngày nghỉ, ngày lễ, gia đình họp lấy ý kiến xem ăn gì, mẹ vợ và con gái nhất trí làm bún riêu cua bắp bò, nhưng ông bố vợ và cậu con rể lại bỏ phiếu món “bún giả cầy” hay “cầy tơ bẩy món”, để còn có chén rượu nâng lên đặt xuống với nhau. Thường thì lúc đó phe nữ nhường nhịn, để “chiều bố con nó”. Trước đây, có một mình ông bố, mẹ con bà ấy cho ăn gì cũng phải chịu. Thế là tình bạn bố vợ, con rể cứ ngày càng gắn bó, thân thiết.
 
Nhiều chàng rể khéo léo, sống còn được lòng cả mẹ vợ. Đưa đi chơi, chở đi siêu thị, đưa đi khám bệnh mà có cậu con trai xốc vác thì yên tâm hơn. Hôm nào cậu con rể trót về muộn, miệng sặc sụa mùi bia rượu, bước đi loạng choạng, cô con gái có lớn tiếng với chồng, lại được bố mẹ vợ bênh: “Nó say mà còn biết tìm về với vợ con là tốt lắm rồi, còn hơn mấy đứa ăn nhậu xong kéo nhau đi hát hò, đi nhà nghỉ”. Nhiều cô gái còn tỏ vẻ ghen với chồng vì được bố mẹ mình hay bênh vực, chiều chuộng, nể nang.
 
Ở nhà vợ, chàng rể không chỉ được vợ, mà còn cả mẹ vợ chăm sóc, bắt buộc ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, đi đứng, nói năng nghiêm chỉnh, thành ra chóng tiến bộ, sớm trở thành người đàn ông tốt nết. Đặc biệt, khoản con cái được ông bà ngoại chăm sóc chu đáo, hết lòng, không tính toán, chẳng tốn tiền gửi trẻ, thuê người. Hãy suy nghĩ đơn giản thôi, ở đâu mà chẳng là ở, nhà vợ hay nhà mình cũng là nhà... Con dâu hay lục đục với mẹ chồng vì là đàn bà với nhau nên khó tính, trong khi đó con rể thì chẳng có lục đục với ai, lại còn được bố mẹ vợ thương nữa chứ... thấy mấy ông rể ở nhà ngoại được bà ngoại thương mà ganh tị. Con rể có sai đi chăng nữa thì bà ngoại cũng chỉ la rầy con gái.
 
Trong cuộc đời này, dâu là con, rể cũng là con. Yêu nhau và đến với nhau được đã là hạnh phúc lắm rồi, không nên đắn đo, trừ khi... chú rể không yêu vợ mình thật lòng!
 
    Duy Bình

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.