Đẩy con tự lập quá sớm

Chia sẻ

“Bà nội ốm nặng, con bố trí về thăm bà được không?”. “Con đang vào mùa thực tập, điều kiện đi lại khó khăn vì dịch bệnh nên con không về được đâu mẹ ạ”.

Đẩy con tự lập quá sớm - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

“Nếu là vì dịch bệnh, bố mẹ sẽ can thiệp để con về nước thăm bà, con sắp xếp việc học của con nhé”. “Nếu con về trong thời điểm này thì phải học lại vất vả lắm. Dù sao con về cũng chẳng cứu vãn được tình hình sức khỏe của bà...”. Dù bố mẹ thuyết phục nhưng con vẫn viện mọi khó khăn để không trở về nước thăm bà nội đang ốm. Với con, việc học, công việc liên quan đến cuộc sống của mình quan trọng hơn nhiều.

Bố thở dài sau khi biết con không về: “Có lẽ, chúng ta đã đẩy con ra khỏi gia đình quá sớm, khiến cho con “vô cảm” với tình thân gia đình. Gần 5 năm nay, bà nội không được gặp cháu, và có lẽ mãi mãi không còn cơ hội gặp cháu thêm lần nào nữa. Sức khỏe bà yếu lắm rồi”.

12 tuổi, con lên lớp 6, bố mẹ cho con ra nước ngoài du học, với niềm hi vọng sẽ biến con trở thành công dân toàn cầu, giúp con có tương lai tươi sáng sau này. Con bắt đầu cuộc sống xa gia đình, tự lập ở một đất nước hoàn toàn lạ lẫm từ ngày đó. Con học giỏi, hòa nhập nhanh khiến bố mẹ yên tâm và hài lòng. Việc học của con được ưu tiên lên trên hết nên bố mẹ không yêu cầu con về nước trong những dịp nghĩ lễ, nghỉ hè để thăm gia đình. Thay vào đó, bố mẹ thu xếp sang thăm con. Tính ra, mấy năm con chưa về nước, ông bà ở quê chỉ được gặp cháu trên mạng xã hội.

Giờ ông bà đến lúc gần đất xa trời, mong muốn duy nhất được một lần gặp lại đứa cháu nội trước khi về với tổ tiên. Nhưng mong ước đó đã không thành hiện thực vì đối với con việc đó không mấy quan trọng. Ngày bà nội mất, điều tiếc nuối cuối cùng bà trăng trối lại là không được ôm đứa cháu nội lần cuối. Bố mẹ thấy có lỗi, bất hiếu với bà nhiều! Việc cho con du học quá sớm đã vô tình đẩy con xa tình thân, khiến cho con mất đi sự kết nối gia đình. Con hoàn toàn có thể trở về gặp bà được nếu như tình yêu thương ông bà của con được bồi đắp trong những năm qua đủ lớn.

Con thiếu thốn tình cảm gia đình, xa rời vòng tay yêu thương của mọi người quá sớm, để rồi trở nên “vô cảm” với chính cả những người ngày đêm mong mỏi, yêu thương hướng về con. Có lẽ, bố mẹ đã sai lầm khi chỉ nghĩ tới việc trang bị cho con hành trang của cuộc sống hội nhập quá sớm, mà không để ý tới việc bồi đắp cho con tình yêu thương gia đình. Đó là tình cảm thiêng liêng rất cần trong cuộc đời của con, che chở, bảo vệ con trước sóng gió của cuộc sống sau này.

NGUYỄN HUYỀN

Tin cùng chuyên mục

Khi internet là “kẻ thứ 3” phá hoại hạnh phúc gia đình

Khi internet là “kẻ thứ 3” phá hoại hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Trong thời công nghệ, internet đã trở thành “kẻ thứ 3” đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình. Lời cảnh báo này không mới, nhưng dường như lại chưa được chú ý nhiều. Có thể do việc “cai internet” quá khó, cũng có thể tác động của mạng ảo diễn ra từ từ nên nhiều người chưa cảm thấy sợ, cho tới khi hậu quả thật xảy ra...
Bài 3: Khi “ác quỷ” đội lốt người thân

Bài 3: Khi “ác quỷ” đội lốt người thân

(PNTĐ) - Trong nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, thủ phạm thường là chính những người quen biết, thậm chí là người thân trong gia đình nạn nhân. Vì thế, hành trình bảo vệ trẻ em trước tội phạm xâm hại càng trở nên gian nan hơn bao giờ hết...
Con chỉ cần có mẹ!

Con chỉ cần có mẹ!

(PNTĐ) - Tình yêu của một người mẹ dành cho những đứa con có muôn vàn cách thể hiện. Nhưng tựu trung lại, nó đều tràn đầy, chẳng hề vụ lợi, chẳng gì sánh bằng. Ngày của mẹ hàng năm là dịp để mỗi người con bày tỏ tri ân đấng sinh thành.
Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.