“Độc chiếm” quyền chăm sóc cháu

Chia sẻ

PNTĐ-Cô vợ trẻ tìm đến Văn phòng Tâm Giao (Báo PNTĐ) đau khổ kể: Hôn nhân của vợ chồng cô đang đứng bên bờ vực thẳm chỉ vì “cuộc chiến” giành quyền chăm cháu...

 
Việc ông bà nội, ngoại yêu thương và chăm sóc cháu tưởng chừng như là một điều hiển nhiên và bình thường trong cuộc sống. Nhưng trong thực tế, có không ít trường hợp gia đình tương tàn, xào xáo chỉ vì ông bà nội, ngoại muốn “độc chiếm” quyền chăm sóc cháu.

Cô vợ trẻ tìm đến Văn phòng Tâm Giao (Báo PNTĐ) đau khổ kể: Hôn nhân của vợ chồng cô đang đứng bên bờ vực thẳm chỉ vì “cuộc chiến” giành quyền chăm cháu, nuôi con giữa mẹ chồng và nàng dâu. Anh chồng nghiêng về phía mẹ đã có những hành động bạo hành với vợ. Sau một thời gian nhẫn nhịn đòn chồng và sự áp đặt  trong chuyện chăm sóc con nhỏ của mẹ chồng, cô quyết định sống ly thân. Cô dự định sẽ mang đứa con nhỏ về bên nhà bố mẹ đẻ sống một thời gian để hai vợ chồng bình tĩnh xem xét lại quan hệ hôn nhân có tiếp tục tồn tại được hay không.
 
Chuyện con theo mẹ, anh chồng không có ý kiến gì nhưng ông bà nội lại quyết liệt không cho cháu nội đi. Bằng uy quyền của bố mẹ chồng, ông bà quyết giữ cháu nội bằng mọi giá. Ban ngày, bà tự mình cho cháu ăn uống, tắm rửa, ban đêm ngủ cùng cháu. Con dâu muốn gần con thì chỉ được bồng bế trong chốc lát rồi phải nhanh chóng “trả lại” cho ông bà nội. Từ ngày con dâu có ý định sống ly thân chồng, ông bà cách ly đứa cháu khỏi mẹ nó luôn. Cô vợ trẻ mỗi lần tìm về thăm con cũng bị ông bà gây khó dễ. Năm lần bảy lượt, cô khóc lóc van xin được gặp con nhưng đều thất bại vì ông bà chăm cháu kiểu “ngoại bất xuất, nội bất nhập”.
 
Một anh chồng trẻ khác cũng tới văn phòng Tâm Giao “cầu cứu” về việc bố mẹ vợ “bắt” con trai của mình. 3 năm trước, anh lấy vợ, ở rể. Cuộc hôn nhân với cô vợ tiểu thư không hạnh phúc vì sự can thiệp, chi phối của bố mẹ vợ quá nhiều. Khi đứa con trai hơn một tuổi, anh quyết định đưa vợ con về bên nhà mình sống, chấm dứt việc ở rể.
 
Tuy nhiên cô vợ nghe lời bố mẹ không chịu theo chồng về làm dâu đã chấp nhận ly hôn và dành quyền nuôi con. Một năm sau, vợ cũ theo chồng ra nước ngoài sống để lại con cho bố mẹ nuôi. Thấy vậy, anh làm đơn xin thay đổi quyền nuôi con và được tòa án chấp thuận. Nhưng khi anh đến “đòi” con thì bố mẹ vợ cũ kiên quyết không “trả” cháu. Lý do đây là máu mủ của nhà ông bà và họ cũng có quyền nuôi dưỡng cháu. Ông bà dùng đủ biện pháp anh ninh để bảo vệ cháu do đó anh không thể nào tiếp cận để mang con về nuôi dưỡng.
 
Về vấn đề này, Điều 104 (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) đã quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:
 
Ông bà nội, ông ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng (trong trường hợp không còn cha mẹ/anh, chị, em hoặc cha mẹ/anh, chị, em không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con/anh, chị, em) thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
 
Như vậy xét theo góc độ pháp lý, ông bà nội, ngoại chỉ có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc và giáo dục cháu chứ không có quyền hay nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Chỉ có bố mẹ và anh, chị, em (trong trường hợp bố mẹ không còn) mới có quyền quyền/nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ. Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ nuôi cháu khi bố mẹ/ anh, chị, em trẻ không còn hoặc mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động.
 
Vì thế, các bậc ông bà nội, ngoại cần hiểu rõ hơn vai trò và quyền hạn của mình trong việc chăm sóc cháu để không “lấn quyền” của con cái, từ đó tránh cảnh bố mẹ can thiệp quá sâu vào quá trình nuôi dạy trẻ của các con, đẩy các mối quan hệ gia đình vào những rắc rối không đáng có.
 
Thu Vân

Tin cùng chuyên mục

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

Cha mẹ cùng con “chuyển đổi số” an toàn

(PNTĐ) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ số, truyền thông internet, có tác động lớn tới gia đình, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang đặt ra những cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con trong gia đình.
Kinh nghiệm bảo vệ con trên mạng

Kinh nghiệm bảo vệ con trên mạng

(PNTĐ) - Chị Lê Thị Hồng hiện là Chủ tịch Hội LHPN phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, đồng thời cũng là mẹ của 2 bé gái Bông 6 tuổi và Chíp 5 tuổi. Mặc dù hai con còn nhỏ, nhưng chị đã rất quan tâm giữ an toàn cho các con khi tham gia không gian mạng.
Phòng tránh hiểm họa từ sexting

Phòng tránh hiểm họa từ sexting

(PNTĐ) - Trong thời đại số hóa, những hành vi từng được coi là riêng tư hay cấm kỵ đã và đang hiện diện công khai hơn bao giờ hết trên không gian mạng. Một trong số đó là sexting - hành vi gửi, nhận hoặc chia sẻ các nội dung có yếu tố tình dục qua thiết bị điện tử. Điều đáng nói là hành vi này không còn là “chuyện của người lớn” mà ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ vị thành niên.
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…