Đồng hành cùng con trong tuổi dậy thì

Hoàng Lan (thực hiện)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bước vào độ tuổi dậy thì, cảm xúc của trẻ nhạy cảm hơn bình thường. Con dễ cáu giận, căng thẳng, chán nản. Vậy cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ con đúng cách?

 Những chia sẻ từ chuyên gia Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ cho các cha mẹ góc nhìn đa chiều về vấn đề này.

Xin hỏi, con của chị đã từng gặp khủng hoảng tâm lý trong giai đoạn dậy thì chưa? Cụ thể nếu có, thì là những biểu hiện nào?

Tôi có một bạn con gái 14 tuổi và một bạn con trai 12 tuổi. Bạn con trai chưa đến tuổi dậy thì. Bạn con gái đã dậy thì rồi. Giống như bất kỳ một bạn trẻ nào ở tuổi dậy thì, khoảng 12-14 đối với nữ và muộn hơn 1-3 năm với nam, những diễn biến thay đổi về tâm lý, sinh lý đều diễn ra một cái cách rất là nhanh chóng. Cho nên, con tôi cũng có những điều bối rối, những thứ cảm thấy rất tò mò, thắc mắc. Và cảm xúc của con cũng thay đổi một cách thất thường hơn. Việc quản trị cảm xúc có sự thách thức, khó khăn hơn.

Tuy nhiên, bạn con gái của tôi chưa đến mức để dùng từ “khủng hoảng tâm lý trong giai đoạn dậy thì”. Nếu mở rộng ra, khi gặp khủng hoảng tâm lý, cảm xúc của các bạn trẻ đến tuổi dậy thì có thể bị phóng đại một cách thái quá. Nó bùng lên rất lớn trong một thời gian rất ngắn. Đang vui thì ngay lập tức có thể rất buồn. Các bạn ấy rất nhạy cảm, dễ tụt mood, cảm thấy mình chán nản, mệt mỏi, căng thẳng, buồn bã, đau khổ. Hoặc những cảm xúc tức giận, bực bội tăng lên đến đỉnh điểm. Ngay cả những niềm vui cũng có thể phấn khích một cách cực đại và kéo theo là những hành vi không làm chủ được mà sau này các con nghĩ lại sẽ thấy thật buồn cười.

Lúc đó, cảm xúc của chị ra sao? Chị có chung tâm trạng như nhiều cha mẹ khác khi con dậy thì trở nên ương bướng hơn, ít thích nghe lời mẹ, thích tự quyết và ít muốn chia sẻ với cha mẹ hơn không?

Thực sự, con gái tôi trải qua tuổi dậy thì khá nhẹ nhàng. Con không có những biểu hiện ương bướng, phản kháng hay cãi lời bố mẹ, cũng không rơi vào trạng thái khép mình hay khủng hoảng tâm lý như nhiều bạn cùng tuổi hoặc những khách hàng đến với tôi.

Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận thấy rõ ở con sự hình thành của một "thế giới riêng". Dù tôi là người làm nghề tâm lý nhưng khi chuyện xảy ra với chính con mình thì cũng không khỏi bất ngờ. Tôi từng nghĩ con còn nhỏ, chưa đến lúc dậy thì, vậy mà con đã dậy thì từ hè lớp 6 - sớm hơn tôi dự tính. Ngay khi tôi thấy con có những biểu hiện rõ rệt đầu tiên của tuổi dậy thì, tôi nhận ra rằng con đã bước sang một giai đoạn mới - một chặng đường đầy những thử thách đang chờ đón phía trước.

Đồng hành cùng con trong tuổi dậy thì - ảnh 1
Gia đình chị Hải Yến.

Lúc đó, tôi xác định vai trò của mình là phải đồng hành và hỗ trợ để con có thể vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và tích cực. Bởi đây là thời điểm con bắt đầu cảm nhận những thay đổi mới mẻ trong cơ thể, kèm theo đó là sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu rất lớn - đặc biệt là về giới tính, về cơ thể và các vấn đề cá nhân.

Tôi từng có lúc tự trách bản thân, nghi ngờ rằng mình chưa đủ hiểu con. Nhưng rồi tôi quan sát con kỹ hơn: Con vẫn học tập ổn định, mối quan hệ bạn bè tốt, cách cư xử với gia đình không thay đổi. Tôi học cách chấp nhận con, đồng hành cùng con trong giai đoạn đó để cả hai mẹ con đều trưởng thành hơn.

Sau vài tháng, mọi chuyện dần trở nên nhẹ nhàng. Tuy không phải như khi con còn học tiểu học, nhưng là một trạng thái mới, trưởng thành hơn, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau hơn.

Vậy chị đã xử lý những vấn đề con gặp phải khi bước vào tuổi dậy thì như thế nào?

Hải Yến nghĩ mình khá may mắn khi làm trong lĩnh vực tâm lý, nên dễ dàng chấp nhận sự thay đổi ở con hơn nhiều phụ huynh khác. Khi con bước vào tuổi dậy thì, Hải Yến nhận ra rất rõ rằng con mình đã không còn là đứa trẻ tiểu học ngày nào – không còn ôm ấp mẹ mỗi khi đi học về, không còn những câu chuyện ngây thơ, hồn nhiên nữa. Con lớn rồi, và con cần có không gian riêng.

Với kiến thức của một chuyên gia, Hải Yến hiểu rằng con đang có nhu cầu rất tự nhiên: Được tôn trọng không gian riêng, được công nhận là một cá thể độc lập.

Với con trai út - hiện đang học lớp 6 và chưa bước vào tuổi dậy thì - thì khác. Hải Yến vẫn chia sẻ chung tài khoản iCloud với con để tiện theo dõi hoạt động học tập. Tuy nhiên, mình cũng rất ý thức rằng, khi con dậy thì và có thế giới riêng của mình, mình sẽ phải điều chỉnh cách tương tác - giống như với chị gái của con. Hải Yến tin rằng khi con lớn, nhu cầu được tôn trọng quyền riêng tư sẽ trở nên mạnh mẽ, và tôi cần sẵn sàng cho điều đó.

Ngay từ khi các con còn học tiểu học, Hải Yến đã bắt đầu trò chuyện thường xuyên với các con về những chủ đề tưởng như khó nói: Đúng - sai, pháp luật, giới tính, sinh lý, tình yêu... Tôi kể cho con nghe cả những câu chuyện tuổi trẻ của bố mẹ, những điều từng tiếc nuối hay chưa trọn vẹn. Hải Yến làm vậy để các con hiểu rằng bố mẹ cũng từng là những người trẻ, cũng từng trải qua những cảm xúc và lựa chọn giống như con bây giờ. Nhờ thế, con dễ mở lòng, và sẵn sàng cùng mẹ thảo luận về những khó khăn hay thách thức của tuổi dậy thì.

Lời khuyên của chị trên vai trò của cả chuyên gia tâm lý và của một người mẹ dành cho các cha mẹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự...

Bản thân Hải Yến trước khi kết hôn, sinh con mình cũng phải nghiên cứu, học tập những chuyên môn, những kiến thức liên quan tới lứa tuổi, thế hệ của con như thế nào. Nếu như những người mẹ làm được điều đó thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu không thì mình hãy thực sự chấp nhận việc đồng hành cùng một chuyên gia, cả hai có thể hỗ trợ con vượt qua những lúc quá thách thức.

Thế nhưng chuyên gia không thể thay thế vai trò của người mẹ được. Nên dù đã có chuyên gia thì mẹ vẫn cần phải có một sự hỗ trợ, đồng hành với con. Bởi vậy, cách tốt nhất là mẹ hãy cùng với con học tập về vấn đề lứa tuổi của con hay gặp phải.

Đồng hành cùng con trong tuổi dậy thì - ảnh 2
Ảnh minh họa

Trên vai trò của một chuyên gia tâm lý và một người mẹ thì Hải Yến mong muốn đưa ra một số đề xuất:

Thứ nhất, đối với những người cha, người mẹ đang có con ở độ tuổi dậy thì, đặc biệt là khi con của mình có những khó khăn tâm lý, có những khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì cần phải có một sự chủ động trong việc tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi.

Hơn nữa là lứa tuổi ở thế hệ của con, con đang là gen Z thì khác với mình là thế hệ của 9X, 8X, 7X. Đấy còn là vấn đề của thế hệ, chứ không đơn thuần chỉ là tâm sinh lý lứa tuổi. Và vì thế, cha mẹ rất cần thiết phải tìm hiểu về cả tâm sinh lý ở lứa tuổi và tâm sinh lý của thế hệ.

Thứ hai, cha mẹ không nên áp kinh nghiệm cá nhân của mình một cách nhiều quá. Nhiều cha mẹ hay có suy nghĩ: “Ngày xưa mẹ cũng dậy thì, bố cũng dậy thì nhưng mà có sao đâu?”. Nhưng sự thật là khi đó môi trường văn hóa, giáo dục xã hội của ba mẹ rất khác bây giờ. Thế nên, việc áp quan điểm, kinh nghiệm của cha mẹ vào con cái là hoàn toàn không đúng.

Mình cần quan sát nhiều hơn môi trường học tập của con ở trường để mình có sự phối kết hợp với thầy cô. Không chỉ có vậy, những lớp học thêm của con cũng là một môi trường mà con tiếp cận và mình cũng nên tìm hiểu. Đặc biệt là nhóm bạn thân của con sẽ cần có sự tiếp cận nào đó để bạn có thể tham gia, trở thành một cái phần nào đó trong nhóm bạn ấy cũng là một cách để bạn hiểu con, đồng hành và làm bạn với con.

Bất kỳ một vấn đề gì, đặc biệt là khi con khủng hoảng tâm lý và trong giai đoạn tuổi dậy thì, cha mẹ cần phải có thái độ tôn trọng con. Hay nói cách khác, với vai trò là một người bạn thì mình cần bàn bạc với con, trao đổi với con chứ không phải bị áp bởi cha mẹ. Sau đó, hỗ trợ con để con đạt được những điều mong muốn, cùng với con chinh phục những thách thức hoặc là những mục tiêu của con.

Cuối cùng, cho con thấy rằng bố mẹ cũng có mong muốn cùng với con thực hiện những mong muốn của nhau, của cả hai bên. Khí đó, cả gia đình sẽ phối kết hợp với nhau nhịp nhàng và hiệu quả hơn.  Đồng thời, cũng cho con thấy rằng cha mẹ vẫn luôn có những niềm tin vào con, thấy những tiềm năng trong con có thể thực hiện được. Và nếu như các bạn ấy đồng tình thì các bạn ấy hoàn toàn có thể biến những điều mà bạn chia sẻ trở thành mục tiêu trong việc học tập, rèn luyện và phát triển bản thân.

Xin cảm ơn chị!

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.