Dù bất đồng, nhưng đích đến vẫn là thấu hiểu!

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Khi nhận ra con đã có sự nhận thức rõ hơn về các mối quan hệ nên trong một lần có mâu thuẫn, chị Nguyễn Ngọc Tiểu Ni (31 tuổi), là một nhiếp ảnh gia về ẩm thực đã chủ động chọn tranh luận với chồng trước mặt con, để dạy con về mối quan hệ.

Dù bất đồng, nhưng đích đến vẫn là thấu hiểu! - ảnh 1
Chị Tiểu Ni cùng chồng và con gái (ảnh: NVCC)

Trong một lần tâm sự tỉ tê, em bé sắp tròn 5 tuổi nhà mình chia sẻ: “Em cảm thấy rất buồn vì chị Ni (con gái mình thích gọi mẹ là chị) và daddy (bố) cãi nhau. Em muốn chị Ni và daddy luôn luôn yêu thương nhau thôi”. 

 “Tôi nói với con rằng, dù bố mẹ yêu thương nhau thế nào thì cũng không tránh khỏi có lúc có mâu thuẫn, hiểu lầm. Cũng như đã rất nhiều lần mẹ mắng em rồi hai mẹ con không nói chuyện với nhau. Hay em và bố chơi đùa quá mức rồi giận nhau, không chơi với nhau nữa. Nhưng sau tất cả, chúng mình vẫn làm hòa, vẫn yêu thương nhau, vẫn cần nhau và rút ra được bài học để lần sau không như vậy nữa phải không ạ?- Tôi đã tỉ tê với con gái như thế”- chị Ni nói.

Thực tế, trong nhiều gia đình, khi bố mẹ có bất đồng sẽ chọn cách vào phòng đóng cửa, tránh to tiếng trước mặt con. “Nhưng đôi khi họ không biết rằng trong lúc đó, bên ngoài cánh cửa cũng đã bắt đầu có những tổn thương trong trái tim, trong cả tâm hồn”- chị Ni cho hay.

Cũng theo chị Ni, thường xuyên mâu thuẫn trước mặt con thì không nên, nhưng đôi khi lại cần thiết. “Mình muốn con hiểu và chấp nhận rằng sự khác biệt, mâu thuẫn, bất đồng là điều rất khó tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào, dù là bố mẹ, con cái, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp… Nó tồn tại hiển nhiên ngay cả trong mối quan hệ lành mạnh, với tình yêu vô điều kiện. Điều quan trọng nhất ở đây là cho dù có như thế nào thì đôi bên vẫn có thể chọn cùng nhau giải quyết vấn đề, cư xử tôn trọng, văn minh, tử tế với nhau, đích đến cuối cùng là để thấu hiểu nhau hơn, mối quan hệ thêm gắn bó”.

Muốn vậy, từ trong mối quan hệ của hai vợ chồng phải có sự tôn trọng nhau, để khi có mâu thuẫn thì hai người sẽ cố gắng giải quyết, cùng nhau bước qua chứ không né tránh, không chiến tranh lạnh. “Không hợp thì làm cho hợp, không hiểu thì cũng phải tìm cách để hiểu. Vợ chồng mình cũng thống nhất từ trước là khi có bất đồng sẽ tranh luận chứ không tranh cãi, không dùng bạo lực gồm cả ngôn ngữ lẫn hành động”- chị Ni chia sẻ về quan điểm sống của hai vợ chồng. 

Chị Ni cho rằng, đây là phương pháp dạy con theo hướng tích cực cho tất cả thành viên, nó giúp bố mẹ được hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn để trở thành tấm gương tốt cho con noi theo. “Trong một lần khác, vợ chồng mình tranh luận trong bếp, quay qua đã thấy bé con lấp ló cười khúc khích: “Chị Ni và daddy xong chưa ạ? Em đói bụng lắm rồi, mình đi ăn đi”. Thế là bọn mình cùng cười vang, chẳng còn mâu thuẫn hay bất đồng gì tồn tại nữa”.

Không giống gia đình chị Ni, nhiều gia đình lựa chọn nguyên tắc không cãi nhau trước mặt con, trong cuộc tranh luận cũng không “lôi” gia đình nội ngoại vào. Nhưng điểm chung với gia đình chị Ni là ở chỗ, họ giới hạn việc tranh cãi trong một thời gian ngắn, mỗi người được bày tỏ ý kiến để cùng thay đổi, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn chứ không phải cãi nhau là dịp để chì chiết, hạ bệ và tức lây sang cả con cái. “Một bàn tay không thể vỗ thành tiếng. Mình nghĩ mối quan hệ nào cũng cần sự cố gắng, thấu hiểu và vun vén từ cả đôi bên. Được lớn lên trong sự thấu hiểu và nghĩ đến nhau của bố mẹ chính là bài học tuyệt vời nhất dành cho các con”- chị Ni tâm sự.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.