Đuối nước, xâm hại trẻ em vẫn còn phức tạp

Chia sẻ

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hội đồng Đội T.Ư nhận được 289 báo cáo của các tỉnh, thành đoàn phản ánh về các vụ việc liên quan đến trẻ em, trong đó, có 160 vụ đuối nước, 52 vụ tai nạn thương tích, 77 vụ xâm hại trẻ em.

Sáng 21/8, Hội đồng Đội tổ chức Hội nghị lần thứ 5, khóa VIII, bàn về nhiều nội dung quan trọng. trong đó, tập trung vào 3 trọng tâm: Đánh giá tổng kết năm học 2019 -2020, định hướng nội dung năm học 2020-2021; kiểm điểm giữa nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng Đội T.Ư, công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi; Bàn về kế hoạch kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2020).

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phát biểu tại chương trìnhĐồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Qua bản dự thảo tổng hợp, báo cáo về tình hình trẻ em 6 tháng đầu năm 2020 từ 53/63 tỉnh, thành phố cho thấy tình trạng đuối nước, tai nạn, thương tích và xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp.

Trẻ em cũng kiến nghị nhiều đề xuất, nguyện vọng liên quan đến học tập, bảo vệ, chăm sóc và vui chơi, giải trí. Về học tập, do tỉnh hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Vì vậy, các em mong muốn các cấp, ngành tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí học tập tại nhà. Bên cạnh đó, nhiều em mong muốn được giảm tải việc học, nhất là học thêm để các em có thêm thời gian được vui chơi, giải trí. Các em cũng đề xuất các cấp, ngành hỗ trợ học phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế không ổn định, bố mẹ phải đi làm ăn xa, học sinh người dân tộc thiểu số để các em có cơ hội được đến trường.

Ông Nguyễn Thứ Mười, Hiệu trưởng trường Đội Lê Duẩn cho rằng, năm học 2019-2020 ghi nhận sự nỗ lực, sáng tạo rất lớn của Hội đồng Đội T.Ư. Đây là năm học đặc biệt, vì tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp nhưng, Hội đồng Đội đã thiết kế, tổ chức được nhiều sân chơi hấp dẫn, thiết thực thu hút hàng triệu học sinh từ khắp mọi miền Tổ quốc tham gia, tiêu biểu như cuộc thi: Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ.

Tại Hội nghị, có đại biểu phản ánh về thực trạng nhiều địa phương còn đặt nặng về hình thức đối với công tác tiếp nhận ý kiến, tiếng nói từ trẻ em. Bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em cho rằng, qua đi thực tế một số địa phương còn tình trạng tiếp nhận tiếng nói trẻ em kiểu hình thức. Một số cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh nhận tiếng nói trẻ em nhưng gần như không có phản hồi lại. Vấn đề này cần phải được giám sát, kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc hơn thời gian tới.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em trong phòng chống xâm hại, tai nạn, thương tích… Đồng thời, trang bị các kỹ năng cần thiết cho trẻ em trên không gian mạng; hỗ trợ trẻ em thực hiện hiệu quả các quyền lợi chính đáng đã được quy định trong Luật Trẻ em.

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.