Em không ly hôn nữa

M.Ngọc
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những ngày này, Hòa thấy bất mãn với cuộc hôn nhân của mình. Khi nghe nỗi niềm của Hòa thì mấy cô bạn thân nghiêm túc phân tích vấn đề rồi kết luận: Sống với nhau không tình cảm, nhạt nhẽo như vậy thì mày nên giải thoát sớm đi.

Đã gần 7 giờ tối mà chồng Hòa chưa về. Hòa cũng đã quen với việc này bởi từ khi hai người lấy nhau đến nay, ngoại trừ thời gian 1 năm đầu chồng Hòa về đúng giờ, còn lại sớm cũng phải 8 giờ tối không thì mất mặt từ sáng đến 12 giờ đêm. Sáng sáng, chồng Hòa ra khỏi nhà từ lúc Hòa chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về. Đi sớm về khuya song thu nhập lại chẳng khá khẩm gì. Giữa hai vợ chồng chẳng còn nhiều chuyện để nói. Tình cảm vợ chồng thì cứ nhạt dần. Lâu lắm rồi, Hòa không còn khái niệm được chồng tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi đón chồng đi làm về.

Chiều nay bước vào nhà, nhìn căn phòng đơn giản mấy năm rồi không có gì thay đổi, Hòa thở dài, cảm giác chán chường khó tả. Đứa con nhỏ 5 tuổi đi học về bày bừa đồ chơi, đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà khiến căn nhà đã chật chội càng thêm bừa bộn. Gần như cả tuần nay chồng Hòa không về nhà ăn tối lấy một bữa.

Hòa bước vào phòng soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay bỗng trở nên mờ nhạt, mệt mỏi. Không biết đã bao lâu rồi Hòa ít quan tâm chăm sóc cho bản thân mình. Mọi thứ chỉ xoay quanh căn hộ bé xíu và cậu con  trai. Hòa quyết định: Cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này.

Em không ly hôn nữa - ảnh 1
Ảnh minh họa

Nghĩ là làm, Hòa không nấu cơm mà ra đầu ngõ mua cho 2 mẹ con bát phở nóng hổi về thưởng thức. Xong xuôi, Hòa đi tắm gội, lục lại cái váy đã để quên từ lâu ướm lên người, trang điểm nhẹ nhàng rồi dắt con đi chơi. Gần 9 giờ tối, chồng Hòa về, không thấy có cơm trên bàn, nhà cửa vắng tanh, anh gọi điện, Hòa bắt máy thì anh hỏi: “Em đi đâu mà không nấu cơm?”. Hòa trả lời: “Sao phải nấu cơm? Sao tối nay anh lại về hỏi cơm? Em nấu đủ rồi, từ nay trở đi sẽ không nấu nữa. Anh thích ăn bên ngoài từ nay cứ thoải mái. Sống thế này em không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi”.

Chồng Hòa cao giọng: “Em nói lại xem nào! Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”. Hòa cười nhạt tắt điện thoại.

Tối đó, Hòa cố ý về thật muộn. Đứa con trai đã ngủ say trên vai mẹ. Hòa ôm con sang ngủ phòng khác. Ấy là Hòa làm theo lời khuyên của các cô bạn thân: Thứ nhất không nấu cơm nữa. Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành. Thứ ba, tiền của người nào người đó tiêu. Đặt con ngủ say xuống giường. Hòa ngồi ngắm con ngẫm nghĩ hồi lâu rồi quyết tâm bật dậy viết đơn ly hôn.

Hai vợ chồng Hòa cùng đến thành phố này lập nghiệp. Ngày đó, do Hòa làm ra tiền nhiều hơn chồng và cũng là thể hiện tình yêu với vợ nên chồng Hòa để căn nhà này đứng tên Hòa. Như vậy tài sản 2 vợ chồng chỉ có thế, con trai Hòa nuôi, chồng Hòa gửi tiền trợ cấp hàng tháng là ổn. Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn, Hòa nói: “Em muốn tự do!”.

Em không ly hôn nữa - ảnh 2
Ảnh minh họa

Chồng Hòa ngẩn người ra, Hòa nói: “Lẽ nào anh không thấy từ khi lấy nhau chúng ta không có sợi dây kết nối nào”.  “Chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay sẽ tốt cho cả anh lẫn em”, Hòa cương quyết.

 Vậy là chồng Hòa ký đơn. Khi đưa lại cho Hòa, anh nói: “Anh ký rồi nhưng tối nay em đón con về chúng ta cùng ăn với nhau một bữa cuối nhé”. Hết giờ làm việc, Hòa đón con rồi về nhà. Thấy trong nhà đèn đã sáng, bóng lưng chồng Hòa đang lúi cúi trong căn bếp khiến Hòa cay mắt.  Trông anh như gầy hơn chỉ sau 1 ngày. Chồng Hòa giục hai mẹ con thay quần áo rồi ra ăn cơm. Trong lòng Hòa có một cảm giác hoang mang khó tả. Anh lấy bát gắp thức ăn cho Hòa và nói: “Có thể đây sẽ bữa cơm cuối cùng của chúng ta. Em ăn nhiều một chút”.

Mâm cơm toàn những thứ Hòa thích ăn mà lâu rồi Hòa cũng không nấu chúng vì một mình nên Hòa cũng ăn qua loa. Hòa ngồi im thì chồng bỗng nói: “Bữa cơm này anh đặc biệt nấu món em thích ăn. Em có biết anh thích ăn món gì không?”.

Hòa bối rối bởi trước giờ Hòa chẳng biết chồng thích ăn món gì. Từ hồi yêu nhau, Hòa thấy anh rất dễ tính, món nào cũng ăn được, món nào cũng thấy anh ăn ngon lành. Chồng Hòa nói: “Ngần ấy năm, anh luôn ăn những món em thích, dù có thể món đó anh không thích. Em quên  anh là người miền Bắc thích ăn mặn một chút, nhưng em lại thích ăn ngọt. Anh thích mùa hè có bát canh rau mùng tơi nấu cua nhưng em không thích, bảo em lạnh bụng và ngại làm cua nên anh cũng đành thôi…”.

Nghe chồng nói, Hòa bối rối thêm. Quả thực lâu nay cô không để ý đến cảm nhận của chồng, lại càng chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì. Hòa ngại ngùng muốn ứa nước mắt nhưng cố kìm lại.

Em không ly hôn nữa - ảnh 3
Ảnh minh họa

Hòa hỏi chồng như trong vô thức: “Ly hôn rồi anh định đi đâu?”. Có lẽ ngay cả Hòa cũng thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc sẽ sống như thế nào sau khi ly hôn. Chồng Hòa trả lời: “Ly hôn xong anh sẽ về Bắc. Sau này  em sống một mình nuôi con sẽ rất vất vả. Hàng tháng anh sẽ chu cấp một phần nuôi con. Đàn ông quăng đâu chả sống được. Sau này em có ai thương em, thương con thật lòng thì em hãy đến với họ cho đỡ vất vả”.

Hòa trào nước mắt. Chồng đặt tay lên vai Hòa an ủi: “Đừng khóc”. Nhưng chẳng hiểu sao nước mắt Hòa cứ tuôn ra không ngăn được. Tại sao  sống với nhau từng ấy năm mà Hòa lại không hề nhận thấy tình cảm của anh. Chồng Hòa nói nhỏ: “Sáng mai anh phải đi rồi. Lâu rồi không về quê, anh cũng rất nhớ ba mẹ, họ cũng già cả rồi”. Và Hòa lại thấy mình quá vô tâm. Anh là người đàn ông tốt, vậy mà đến tận giây phút này Hòa mới biết sống với cô anh đã phải che giấu những cảm xúc riêng của mình, những điều mình không thích chỉ vì cô. Anh muốn cô sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.

Hòa thẫn thờ, một lúc nói: “Em không muốn ly hôn nữa. Anh có thể không đi nữa được không?”. Chồng Hòa không nói gì. Gió ngoài biển ào vào trong nhà rất mát. Đứa con ăn xong đang chơi đồ chơi. Hòa ngồi bên cạnh chồng, ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc. Giờ thì Hòa đã hiểu, sau khi kết hôn, những lo toan chuyện cơm áo gạo tiền khiến người ta ngày càng không có thời gian quan tâm tới nhau, nhưng đó thực ra không phải vì họ đã thay lòng đổi dạ, mà bởi cuộc sống cần phải vậy. Nếu Hòa tinh ý, biết nghĩ cho anh một chút thì cô đã không phải ôm nỗi ấm ức bấy lâu nay và suýt nữa đã đánh mất gia đình êm ấm, hạnh phúc này.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.