Ép cưới khi con chưa đủ tuổi kết hôn …. “lỡ dại”

Chia sẻ


Con trai tôi năm nay 17 tuổi. Hai năm nay, cháu yêu đương với một bạn gái cùng lớp. Nghĩ đó là tình yêu học trò nên chúng tôi không để tâm lắm. Nhưng không ngờ, chuyện yêu đương "trẻ con" ấy lại để lại hậu quả có thai ngoài ý muốn.

Hiện nay, gia đình tôi bị bố mẹ bạn gái của con bắt phải cưới. Vì hai con còn đi học nên chúng tôi từ chối cưởi hỏi và muốn cháu bỏ thai. Khi các cháu học xong thì tính chuyện cưới hỏi sau. Tuy nhiên, "nhà gái" không đồng ý, bảo phải tổ chức cưới để hợp thức hóa cái thai. Trong điều kiện phòng chống dịch, nếu không được tổ chức cưới rình rang thì hai gia đình làm các thủ tục cưới rút gọn (có thể đại diện gia đình làm thủ tục cưới hỏi). Sau đó, con gái họ sẽ về bên gia đình tôi ở để sinh con, chuyện học hành tạm thời gác lại. Nếu gia đình tôi không đồng ý thì họ sẽ làm lớn chuyện. Xin hỏi quý Báo, việc "nhà gái" ép cưới khi các con còn đi học có vi phạm pháp luật không? Trong trường hợp chúng tôi buộc phải tổ chức cưới để giải quyết hậu quả "lỡ dại" của các con, liệu có bị pháp luật xử lý?

Nguyendangminh@yahoo.com

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nam nữ kết hôn phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Việc kết hôn phải do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất hành vi dân sự. Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật này gồm: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ…

Chiểu theo quy định trên, con trai và bạn gái mới 17 tuổi nên chưa đủ tuổi kết hôn theo Luật. Cùng với đó, hành vi ép cưới - thuộc vào hành vi cưỡng ép kết hôn bị cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Do vậy, việc bố mẹ bạn gái ép con trai bạn cưới là không đúng pháp luật. Trường hợp gia đình bạn đồng ý cưới để giải quyết hậu quả "lỡ dại" của các con chưa đủ tuổi kết hôn cũng vi phạm pháp luật.

Nếu hai gia đình vẫn thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn, tổ chức cưới để giải quyết hậu quả trước mắt thì sẽ bị xử lý hành vi vi phạm hành chính (được quy định chi tiết tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020). Thậm chí có thể bị xử lý hình sự (quy định tại Điều 181 và Điều 183 Bộ Luật Hình sự năm 2015).

Đối với xử phạt hành chính, tại Điều 58 (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP) quy định hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Điểm c khoản 2 Điều 59 (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; Cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn.

Đối với xử lý hành vi vi phạm hình sự, theo Điều 181 (Bộ Luật Hình sự 2015), tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Với tội tổ chức tảo hôn, Điều 183 (Bộ luật Hình sự năm 2015) quy định, người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Báo Phụ nữ Thủ đô

 

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.